Những cây cầu soi dòng lịch sử

Gần một thế kỷ Hà Nội chỉ có duy nhất cầu Long Biên bắc qua sông Hồng. Còn trước đó nữa, hàng nghìn năm vời vợi, một con sông hung dữ thách thức cha ông vượt qua mà không có một cây cầu nào đủ sức chế ngự.

Di sản bắc qua những dòng nước

Sự ra đời của cầu Long Biên gắn với sự thành lập thành phố Hà Nội hiện đại theo mô hình phương Tây. Năm 1902 cầu được khánh thành cũng là năm người Pháp quyết định Hà Nội là thủ phủ Liên bang Đông Dương thuộc Pháp. Cây cầu có một ý nghĩa biến đổi cấu trúc đô thị hoàn toàn. Trên thực địa nhiều thế kỷ, thành phố này gồm một khu đô thị bé nhỏ trên những gò đất đủ cao ráo, vây quanh là vô số sông hồ và ao đầm. Những thành lũy cũng là những con đê ngăn nước và mỗi cửa thành hay cửa ô mở ra phải có một cây cầu bắc qua những con sông làm hào nước tự nhiên.

Bên cạnh con sông Cái, tức sông Hồng to lớn, Hà Nội còn những con sông nhỏ: Tô Lịch, Kim Ngưu, sông Lừ, sông Sét và những chi lưu khác nối với sông Nhuệ, sông Đáy ở các làng mạc xa hơn. Cái tên Hà Nội đã mang nghĩa là thành phố trong sông. Những cây cầu để lại những cái tên quen thuộc ngày nay trên đất Hà Nội: cầu Giấy, cầu Dền, cầu Gỗ, cầu Đông, cầu Đất, cống Mọc, cống Vọng… ghi nhận một lịch sử của cầu trong không gian đô thị. Những cuộc chiến tranh xảy ra trên mảnh đất này đều chọn những cây cầu làm nơi giao tranh. Đã có một thời cây cầu là một chứng nhân của lịch sử và hơn thế là biểu tượng của đô thị trực chiến. Cho đến giờ, dấu vết của một thời bom đạn vẫn còn đó. Đoạn cầu Long Biên bị đánh sập năm 1972 đã được nối lại nhưng không còn những vai cầu nhịp nhàng liền mạch. Hai năm trước, một quả bom được tìm thấy ở sát một trụ cầu.

Cách đây vài tuần, một họa sĩ hỏi tôi về câu chuyện quanh cầu Long Biên. Anh muốn làm một dự án sắp đặt liên quan đến cây cầu lịch sử này. Anh hỏi theo tôi thì những giải pháp nào khả dĩ để bảo tồn và phát huy cây cầu 120 tuổi, cùng thời đại của tháp Eiffel. Dĩ nhiên là tôi không trả lời được. Tôi chỉ cảm thấy rằng nếu được đi bộ thảnh thơi trên cây cầu xưa cũ này, người Hà Nội sẽ được ngắm nhìn thành phố nơi mình sinh ra và lớn lên, cảm nhận những lớp thời gian xen kẽ giữa sắt thép di sản quá khứ với cây cối, sông nước mỗi ngày sinh sôi, chuyển động. Khi đó, cầu Long Biên sẽ có sức sống bền bỉ hơn trạng thái tàn tạ hiện tại. Những thành phố lớn trên thế giới thường tận dụng những con sông, mặt nước để xây những lộ trình cho người tản bộ và những cây cầu cho người đi bộ là điểm nhấn tôn vinh cho thiên nhiên giữa nơi đô thị.

Trong thành phố bị áp đảo bởi xe máy và lượng ô tô mỗi năm nhiều hơn, ước muốn về những cây cầu bộ hành dường như còn cần nhiều thời gian để thành hiện thực. Trong 15 năm đầu thế kỷ 21, đã có thêm ba cây cầu mới bắc qua sông Hồng qua địa phận nội thành Hà Nội, nâng tổng số cầu lên thành sáu, góp phần thực tế vào việc mở rộng thành phố hai bên sông. Các cây cầu sau đều có xu hướng to hơn những cây cầu trước, đã giải được cơn khát giao thông và xóa được ám ảnh “cách trở đò giang” của quá khứ. Ngoài ra còn những cây cầu trên các con sông nhỏ xung quanh thành phố, tạo ra ưu thế của giao thông đường bộ, điều mà cả nghìn năm ông cha xưa đã ước mơ. Nhưng những cây cầu nào sẽ đứng lại với lịch sử để là một phần tử văn hóa của không gian đô thị Hà Nội?

Cầu cáp dây văng Nhật Tân được xây dựng năm 2018.

Cầu Long Biên (Dormer) bắc ngang sông Hồng được người Pháp xây dựng (1898-1902).

Cánh cửa mở vào đô thị

Mỗi lần đi từ bên bờ Bắc sông Hồng về nội thành qua những cây cầu, thay vì được thấy những triền sông đầy cây xanh, những con đường dạo bộ với những không gian hướng ra sông nước mênh mang thì đập vào mắt tôi lại là những dãy nhà xù xì nham nhở ven sông, còn đằng sau là những tòa chung cư san sát như bức tường thành u sầu. Đã non một thế kỷ khi sông Hồng đổi dòng sang phía Gia Lâm, để phía nội thành cũ bãi bồi đẩy dòng nước lùi ra xa, cũng đồng thời là những xóm đê mọc lên không quy hoạch.

Một thời người hàng phố đã quen với câu “đánh đề ra đê mà ở”, ngoài việc nói trực tiếp những người ham mê cờ bạc, lô đề đến nỗi bán nhà gá nợ để rồi dọn ra ngoài đê sông Hồng ở, còn ám chỉ ngoài đê thuộc về một thế giới khác, tạm bợ và khuất mắt. Câu nói còn bộc lộ một tư duy về không gian lâu nay vẫn coi con đê cao 15 m so với đáy sông Hồng là bức tường rào của không gian đô thị chính thức. Tư duy ấy đã ngoảnh mặt lại với con sông Mẹ, cho dù đất này vốn dĩ sinh ra từ những dòng nước. Những cây cầu đã nhiều lên nhưng dường như chưa đủ để xóa được bức tường rào này. Cả dải đất mênh mông ngoài đoạn đường đê 15 cây số qua nội thành sẽ là câu hỏi cần được trả lời trong những thập niên tới của Hà Nội nếu thành phố thật sự chọn những cây cầu làm điểm nhấn đô thị. Hơn cả những lộ trình đi lại nối đôi bờ sông, những cây cầu là thứ dễ tác động vào cảm xúc cư dân đô thị.

Những cây cầu không tự sinh ra câu chuyện nhưng khả năng gợi một kết nối đa chiều ở đô thị là sẵn có. Với Hà Nội, thành phố ngày nay đã trải dài và trải rộng mặt tiền dọc sông Hồng, những cây cầu là cơ hội để con người đan cài kiến trúc và công nghệ xây dựng vào giữa thiên nhiên. Bao nhiêu câu chuyện có thể kể, bao nhiêu lợi ích văn hóa du lịch hay kết nối cộng đồng có thể làm được với những cây cầu. Di sản không tự sinh ra, chúng là kết tinh của nhiều yếu tố, trong đó có sự bồi đắp của cộng đồng đô thị. Còn với mỗi người, cây cầu đôi khi đơn giản là chốn đi về mưa nắng thân thuộc, cho đến một ngày trở thành lịch sử cuộc đời họ. Đôi khi một cơn gió thổi từ mặt sông Hồng chiều mùa hạ oi ả, một chuyến đi băng qua những cây cầu trong ngày đầu đông rét mướt cũng có thể gọi về cả một bầu cảm xúc không nơi nào có.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Tạm biệt một dòng sông

Tạm biệt một dòng sông

(PLO)- Thiên nhiên kỳ diệu và phi thường đã không thể giữ nổi dòng sông, thế nên  nó chỉ còn cách yên lặng lùi vào ký ức. 
Chòng chành một khúc sông

Chòng chành một khúc sông

(PLO)- Hình ảnh chiếc ghe hủ tiếu bà Đen như là một ký ức, một điều cuối cùng còn sót lại của hồn quê xưa.
Xóm Chà giờ đã nhạt phai

Xóm Chà giờ đã nhạt phai

(PLO)- Xóm Chà của tôi, xóm Lưới của anh. Những tên xóm như một chỉ dấu cho vùng đất ven sông đã từng trù phú, phì nhiêu. Giờ đây, ngay cả cái tên cũng đã mất dần.
Sinh mệnh của dòng sông

Sinh mệnh của dòng sông

(PLO)- Cái đuôi của con sông Mekong dài thứ bảy châu Á gãy gọn thành chín cái đuôi nước dài kéo tận ra Biển Đông. Trên chín dòng chảy đó là hàng triệu sinh kế, chọn lựa khác nhau… 
Chuyện một người Mỹ yêu Sài Gòn

Chuyện một người Mỹ yêu Sài Gòn

(PLO)- Người Sài Gòn dù nghèo hay giàu đều rất cởi mở. Họ muốn chia sẻ về đời sống của họ và thích nói chuyện về mọi thứ. 
Sông quê, thiên đường tuổi dại

Sông quê, thiên đường tuổi dại

(PLO)- Quê nhà, dù phồn vinh hay lam lũ thì trong ký ức tuổi dại của mỗi người luôn là chốn thiên đường. Thiên đường tuổi dại của tôi là một khúc sông Hiếu sau nhà, nước trong văn vắt… 
Hiệu trưởng ‘soái ca’

Hiệu trưởng ‘soái ca’

(PLO)- Chưa đầy ba năm về Trường THPT Nguyễn Du giữ chức vụ quản lý, Hiệu trưởng Huỳnh Thanh Phú đã đem lại một luồng sinh khí mới cho ngôi trường.
Sông Hoài đang thở bên bờ Hội An

Sông Hoài đang thở bên bờ Hội An

(PLO)- Khi bạn thật lòng yêu thương sông Hoài, bạn sẽ đau lòng khi thấy nó đau, đôi khi chỉ vì một nhúm rác, một vỏ chai nhựa trôi lềnh bềnh…
Du sông tháng Giêng

Du sông tháng Giêng

(PLO)- Có lẽ ít có đô thị nào được thiên nhiên ưu đãi bằng TP.HCM, nơi có con sông Sài Gòn chảy qua và giao nhau với hai hệ thống sông lớn khác là Đồng Nai và Vàm Cỏ.
Chuyện lạ miền Tây

Chuyện lạ miền Tây

(PLO)- Việc nuôi thòi lòi làm thú cưng có lẽ là độc nhất vô nhị, chưa ai làm được.
Cây cầu mùa lũ và hoa anh đào mùa xuân

Cây cầu mùa lũ và hoa anh đào mùa xuân

(PLO)- Và dù thế nào đi nữa, những chùm hoa anh đào trắng tím phơn phớt hồng vẫn cứ nở đúng độ xuân về, cho lòng người còn nôn nao Tết, cho cây cầu khoác tấm áo mới mà đón xuân. 
Rời Sài Gòn, về chùa trong mây núi

Rời Sài Gòn, về chùa trong mây núi

(PLO)- Sống giữa thị thành đầy rẫy ồn ào, khói bụi, rất nhiều người đã chọn chùa trên núi cao cho hành trình tìm về bản ngã của mình.
Cùng xè mang 5S đi muôn nơi

Cùng xè mang 5S đi muôn nơi

(PLO)- Trên chiếc campervan, đôi vợ chồng cùng cậu con trai 5 tuổi đã thực hiện chuyến hành trình xuyên Việt.
Chợ tết phong vị xưa

Chợ tết phong vị xưa

(PLO)- Tối đến, chợ Tết tràn ngập ánh đèn, tràn ngập âm thanh vọng cổ, tân nhạc. Trẻ con đi chơi chợ Tết như đi vào một thế giới thần tiên, hồi hộp và vui nhộn.
Ăn rong hàng ‘độc’ Sài Gòn

Ăn rong hàng ‘độc’ Sài Gòn

(PLO)- Ba món độc được giới thiệu trong bài này nằm giữa kim tự tháp kẻ giàu - người nghèo, nghĩa là ai cũng có thể thưởng thức được.
Cái duyên của bầu Đức và thầy Park

Cái duyên của bầu Đức và thầy Park

(PLO)- Bầu Đức chơi một canh bạc lớn khi lặn lội qua tận Hàn Quốc mời HLV Park Hang-seo cùng lời hứa “lo từ A đến Z cho đội tuyển quốc gia đến khi nào vô địch Đông Nam Á mới thôi” và ông đã thành công.
Chúa sơn lâm, trùm hà bá!

Chúa sơn lâm, trùm hà bá!

(PLO)- Ông Lâm Tặc Tổ cho gọi con cháu họ Lâm về họp mặt cuối năm. Năm nay nhờ rừng trụi lũi, hết sạch những cây cổ thụ nên dòng họ Lâm phất như diều gặp gió. Đám con cháu đi ô tô bóng loáng, sang trọng về không thiếu mống nào.