Rời Sài Gòn, về chùa trong mây núi

Ngày xuân, ngày hạ, ngày thu hay cả ngày đông, mỗi người ai cũng muốn có những khoảng lặng của riêng mình trong cuộc sống. Và rất nhiều người từ Sài Gòn đã chọn trở về núi, tìm tới những am nhỏ có tiếng kệ lời kinh để thanh lọc tâm hồn mình.

Những không gian mở cho cộng đồng

Cứ mỗi dịp cuối tuần, lễ Tết, rằm,… không ít người Sài Gòn lại tìm đến những tịnh thất, thiền đường, thiền viện, tịnh viện quanh thành phố để tìm cho mình một khoảng lặng. Trong bán kính khoảng 100 km từ trung tâm Sài Gòn, có lẽ khu vực núi Dinh thuộc huyện Tân Thành, Bà Rịa-Vũng Tàu là nơi tập trung nhiều những am thất như thế nhất. Nơi đây luôn rộng mở đón những người bình thường đến ở dăm ba bữa, một vài tuần để cân bằng lại cuộc sống.

Từ Sài Gòn đi quốc lộ 51 hướng về Bà Rịa, rẽ trái ngã ba đường vào di tích lịch sử núi Dinh, bạn sẽ dễ dàng tìm được hàng chục am thất. Lớn nhất là thiền viện Viên Không, tiếp đó là tịnh thất Liễu Nhiên, thiền đường Liễu Quán, thiền viện Minh Đức, tịnh viện Bát Nhã, Ngọc Thiền, Thanh Lương Am…

Thiền viện Viên Không trong ngọn Phước Sơn thuộc huyện Tân Thành có nhiều am nhỏ đầy đủ tiện nghi nhưng vẫn lấy thiên nhiên làm chủ. Sau nhiều năm xây cất dần, ngoài khu vực chánh điện, khu hành thiền chung, dùng cơm chung, hiện rừng thiền Viên Không có 25 am. Mỗi am nằm tách biệt giữa núi với một trệt một gác đủ cho một người ở. Không chỉ người xuất gia hay Phật tử, người thường đều có thể đăng ký ở lại thiền viện một bữa, một tuần hoặc thậm chí một tháng.

Hòa thượng Viên Minh, người sáng lập rừng thiền Viên Không, chia sẻ: “Ở các nước Đông Nam Á, Phật giáo nguyên thủy phát triển rất mạnh, nhất là thiền học. Họ có nhiều rừng thiền quy mô rộng lớn có thể đáp ứng nhu cầu tâm linh cho người dân, đem lại sự quân bình đời sống vốn nhiều căng thẳng như hiện nay. Để mọi người có một nơi yên tĩnh, gần gũi thiên nhiên, phù hợp với nếp sống thiền là tâm nguyện của chúng tôi khi thành lập rừng thiền”.

Rừng thiền Viên Không.

Những thất ven núi ở Thanh Lương Am do chính sư Thiện Sáng xây cất.

Một góc nhỏ thanh bình ở rừng thiền Viên Không.

Đi tìm chính mình bên mái lá, bờ suối

Thanh Lương Am của Thượng tọa Thích Thiện Sáng cũng là nơi được nhiều người muốn bỏ phố về rừng tìm tới để tận hưởng sự thanh vắng, yên tịnh.

Núi Dinh hơn 25 năm trước đầy bùn lầy, sỏi đá, sư Thiện Sáng ngoài thời gian kinh sách đã tự làm từ con đường bê tông, mái nhà lá, chái bếp… cho Thanh Lương Am. Những am nhỏ nương vào đá núi mà thành, nguồn nước từ suối mà nên. Đến giờ, Thanh Lương Am ngoài chánh điện còn có vài thất nhỏ với tiện nghi cơ bản dọc triền núi; luôn rộng mở cho những ai muốn đến tìm hiểu, luận bàn, trao đổi, tham vấn về Phật pháp lẫn những vấn đề nhân sinh.

Những ai đến Thanh Lương Am thường được sư Thiện Sáng, sư nữ Hạnh Duyên tặng những đầu sách đã xuất bản mà họ là người dịch, hiệu đính như Lưới trời Đế Thích, Nhập bất khả tư nghì cảnh giới, Tham Thiền Tự Cảnh… Theo chia sẻ của Thượng tọa Thích Thiện Sáng thì “chính việc ở những nơi thâm sơn cùng cốc nhiều năm, nếm trải biết bao khó khăn là chất liệu sống để người hành giả viết nên những tác phẩm thấm đẫm tính nhân văn như vậy”.

Có lẽ từ con đường riêng biệt đó mà Thanh Lương Am khác các thiền viện, tự viện lớn ở núi Dinh. Nếu các thiền viện lớn ở núi Dinh mang một hơi thở tâm linh cộng đồng, mỗi người phải có những quãng thời gian cùng sinh hoạt tâm linh chung thì hành thiền ở Thanh Lương Am lại là con đường tự khám phá, tự tìm bản ngã chính mình.

* * *

Suy cho cùng, trong cuộc đời, dẫu mộ đạo đến đâu thì có mấy người thoát được chuyện cơm áo ngày thường, mấy người quên được những ký ức mà trong thâm tâm không muốn nhớ. Tuy nhiên, những cuộc đi về chùa trong núi với người không xuất gia đôi khi là một cuộc chiêm ngắm lại chính mình, cũng là dịp giúp họ nạp thêm năng lượng sau một quãng đường dài mệt mỏi. Và hình ảnh chùa trong mây núi có thể sẽ là chốn nương tựa để họ thanh thản bước tiếp hành trình cuộc đời mình.

Đến Thanh Lương Am nhận quà là sách

Đến Thanh Lương Am của sư Thiện Sáng, chúng tôi biết thêm về sư cô Thích Nữ Hạnh Duyên. Vốn là dân Sài Gòn chính hiệu làm trong ngành kinh doanh bất động sản, một lần cô Hạnh Duyên cùng bạn đến Thanh Lương Am chỉ để vãn cảnh chùa.

Rời Sài Gòn, về chùa trong mây núi ảnh 4

“Cô bạn của tôi thuở đó đang gặp cú sốc trong đời sống nên thường đến các am, thất để tìm bình an. Tôi đi chơi cùng thôi chứ chưa có ý định xuất gia. Và có lẽ không gì ngoài chữ duyên, tôi và bạn quyết định xuất gia tại đây và từ đó có thời gian tìm hiểu kinh sách nhiều hơn”, sư cô Hạnh Duyên kể về hành trình xuất gia của mình khá đơn giản.

Hiện giờ rất nhiều sách của triết gia người Mỹ gốc Anh Alan Watts được bạn đọc Việt Nam yêu mến, sư cô Hạnh Duyên cũng là một trong những người góp phần đưa sách của tác giả này đến bạn đọc Việt Nam. Quyển đầu tiên sư cô Hạnh Duyên dịch và sư phụ của mình là sư Thiện Sáng hiệu đính chính là Phật giáo có là tôn giáo không? của Allan Watts.

Thay vì nhận chi phí dịch thuật từ nhà xuất bản, hai thầy trò lại nhận sách để tặng cho những ai đến Thanh Lương Am vãn cảnh.

Đừng bỏ lỡ

Bản tin trưa 17-4: Triệt phá đường dây tân dược giả giá hàng trăm tỉ đồng; ‘Hotgirl’ lừa bán người lãnh án

Bản tin trưa 17-4: Triệt phá đường dây tân dược giả giá hàng trăm tỉ đồng; ‘Hotgirl’ lừa bán người lãnh án

(PLO)- Triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán tân dược giả hàng trăm tỉ đồng; 'Hot girl' lừa bán người bị phạt 17 năm tù; Bắt nữ giám đốc lừa đảo xuất khẩu lao động qua mạng; Dùng súng chống trả công an rồi bị kẹt giữa 2 bức tường phải nhờ giải cứu; Cái kết của nhóm dàn cảnh cưỡng đoạt tiền du khách ở Miếu Bà Chúa Xứ.

Đọc thêm

Tạm biệt một dòng sông

Tạm biệt một dòng sông

(PLO)- Thiên nhiên kỳ diệu và phi thường đã không thể giữ nổi dòng sông, thế nên  nó chỉ còn cách yên lặng lùi vào ký ức. 
Chòng chành một khúc sông

Chòng chành một khúc sông

(PLO)- Hình ảnh chiếc ghe hủ tiếu bà Đen như là một ký ức, một điều cuối cùng còn sót lại của hồn quê xưa.
Xóm Chà giờ đã nhạt phai

Xóm Chà giờ đã nhạt phai

(PLO)- Xóm Chà của tôi, xóm Lưới của anh. Những tên xóm như một chỉ dấu cho vùng đất ven sông đã từng trù phú, phì nhiêu. Giờ đây, ngay cả cái tên cũng đã mất dần.
Sinh mệnh của dòng sông

Sinh mệnh của dòng sông

(PLO)- Cái đuôi của con sông Mekong dài thứ bảy châu Á gãy gọn thành chín cái đuôi nước dài kéo tận ra Biển Đông. Trên chín dòng chảy đó là hàng triệu sinh kế, chọn lựa khác nhau… 
Chuyện một người Mỹ yêu Sài Gòn

Chuyện một người Mỹ yêu Sài Gòn

(PLO)- Người Sài Gòn dù nghèo hay giàu đều rất cởi mở. Họ muốn chia sẻ về đời sống của họ và thích nói chuyện về mọi thứ. 
Sông quê, thiên đường tuổi dại

Sông quê, thiên đường tuổi dại

(PLO)- Quê nhà, dù phồn vinh hay lam lũ thì trong ký ức tuổi dại của mỗi người luôn là chốn thiên đường. Thiên đường tuổi dại của tôi là một khúc sông Hiếu sau nhà, nước trong văn vắt… 
Hiệu trưởng ‘soái ca’

Hiệu trưởng ‘soái ca’

(PLO)- Chưa đầy ba năm về Trường THPT Nguyễn Du giữ chức vụ quản lý, Hiệu trưởng Huỳnh Thanh Phú đã đem lại một luồng sinh khí mới cho ngôi trường.
Sông Hoài đang thở bên bờ Hội An

Sông Hoài đang thở bên bờ Hội An

(PLO)- Khi bạn thật lòng yêu thương sông Hoài, bạn sẽ đau lòng khi thấy nó đau, đôi khi chỉ vì một nhúm rác, một vỏ chai nhựa trôi lềnh bềnh…
Du sông tháng Giêng

Du sông tháng Giêng

(PLO)- Có lẽ ít có đô thị nào được thiên nhiên ưu đãi bằng TP.HCM, nơi có con sông Sài Gòn chảy qua và giao nhau với hai hệ thống sông lớn khác là Đồng Nai và Vàm Cỏ.
Chuyện lạ miền Tây

Chuyện lạ miền Tây

(PLO)- Việc nuôi thòi lòi làm thú cưng có lẽ là độc nhất vô nhị, chưa ai làm được.
Cây cầu mùa lũ và hoa anh đào mùa xuân

Cây cầu mùa lũ và hoa anh đào mùa xuân

(PLO)- Và dù thế nào đi nữa, những chùm hoa anh đào trắng tím phơn phớt hồng vẫn cứ nở đúng độ xuân về, cho lòng người còn nôn nao Tết, cho cây cầu khoác tấm áo mới mà đón xuân. 
Cùng xè mang 5S đi muôn nơi

Cùng xè mang 5S đi muôn nơi

(PLO)- Trên chiếc campervan, đôi vợ chồng cùng cậu con trai 5 tuổi đã thực hiện chuyến hành trình xuyên Việt.
Chợ tết phong vị xưa

Chợ tết phong vị xưa

(PLO)- Tối đến, chợ Tết tràn ngập ánh đèn, tràn ngập âm thanh vọng cổ, tân nhạc. Trẻ con đi chơi chợ Tết như đi vào một thế giới thần tiên, hồi hộp và vui nhộn.
Ăn rong hàng ‘độc’ Sài Gòn

Ăn rong hàng ‘độc’ Sài Gòn

(PLO)- Ba món độc được giới thiệu trong bài này nằm giữa kim tự tháp kẻ giàu - người nghèo, nghĩa là ai cũng có thể thưởng thức được.
Cái duyên của bầu Đức và thầy Park

Cái duyên của bầu Đức và thầy Park

(PLO)- Bầu Đức chơi một canh bạc lớn khi lặn lội qua tận Hàn Quốc mời HLV Park Hang-seo cùng lời hứa “lo từ A đến Z cho đội tuyển quốc gia đến khi nào vô địch Đông Nam Á mới thôi” và ông đã thành công.
Chúa sơn lâm, trùm hà bá!

Chúa sơn lâm, trùm hà bá!

(PLO)- Ông Lâm Tặc Tổ cho gọi con cháu họ Lâm về họp mặt cuối năm. Năm nay nhờ rừng trụi lũi, hết sạch những cây cổ thụ nên dòng họ Lâm phất như diều gặp gió. Đám con cháu đi ô tô bóng loáng, sang trọng về không thiếu mống nào.
Độc đáo bánh canh khô Xì phố

Độc đáo bánh canh khô Xì phố

(PLO)- Bánh canh trộn, hay bánh canh khô với tô nước lèo để riêng là phiên bản mới xuất hiện, bắt đầu được nhân rộng ở Sài Gòn bao dung, từ đất, đến người và cả ẩm thực...