TP Pattaya nằm ở Trung phần Thái Lan và nằm bên bờ Đông của vịnh Thái Lan. Pattatya vốn là một làng chài nhỏ, yên bình và bắt đầu trở thành điểm đến nghỉ ngơi rồi thành TP du lịch từ sau những năm 1960.
Chuyển kể rằng vào những ngày cuối tuần của những năm đó, một số lính Hoa Kỳ đóng ở các căn cứ quân sự gần đó đã tìm thấy ở làng chài nhỏ này không gian thoáng đãng và con người cới mở, phóng khoáng cho các kỳ weekend. Sau 1975, lính Hoa Kỳ rút đi nhưng chính quyền đã gầy dựng TP thành điểm du lịch cho khách du lịc từ tất cả các nước.
Đến Pattaya mà chưa đến phố đi bộ (Walking Street Pattaya) thì coi như là chưa đi... du lịch Thái. Bởi lẽ chỉ ở con phố nhỏ, dài chưa tới 500 m này đã có đủ chuyện vui chơi nhảy múa, trên trời, dưới đáy cuộc sống...
Phố đi bộ chạy từ phía nam của đường bờ biển Beach Road đến Bến Hải Đảo Bali.
Trên cổng vào hoặc trước một số quán sea food, bar có treo hình Vua Rama X hoặc chạy chữ điện tử Royal để như nói rằng phố đi bộ và các hoạt động ở đây là do sự "bảo trợ" của nhà vua, chính quyền mở ra và quản lý chặt chẽ....
Trên một số cửa hàng, quán ba là chữ King đậm đà bên trên còn có hai dòng slogal mà các Anh Hai, Chú Ba từ Sài Gòn qua dịch thoáng là: Mày là thằng khôn thì hãy lên thiên đàng, còn mày là tay chơi, thằng ngu thì hãy đến Pattaya.
Trước khi bước vào đầu đường phố đi bộ là phố massagge Thái với các nữ nhân viên ngồi tràn ra vỉa hè cùng các tấm bảng suất 2 giờ 360 Bath nhưng thường thì suất chỉ làm trong 1 giờ và bị hét lên tới 300 Bath (bằng khoảng 210.000 VND). Đến phố massagge khách phải hỏi kỹ massagge Body hay Body massagge. Vì lẽ loại 1 là kỹ thuật viên sẽ dùng tay hoặc chân để xoa, day huyệt nơi tay, chân, đầu, cổ, lưng... của khách. Còn loại 2 là nhân viên dùng toàn thân của mình để massage cho khách nhưng mà sẽ phải đi qua con phố, hẻm khác....
Phố đi bộ chỉ mở cửa từ sau 19 giờ đến 6 giờ sáng và đây là khung giờ cấm tất cả các loại xe máy, ô tô đi vào. Với nhiều người thì đây là khu phố đêm với đèn đỏ, xanh, vàng, nhấp nháy các kiểu
Ở đầu phố có anh chàng người Trung Đông đeo râu quặp, cắt tóc đường lưỡi cày và bán kem Thái. Kem của anh ta không ngon mà "ăm điểm" ở trò diễn, múa cây gập quậy kem của anh ta. Với cây gập bằng inox trên tay anh ta vừa quậy, đánh kem vừa thoắt rút gậy ra thọc, ngoáy.... hụt vào những bộ phận nhạy cảm của khách phía trước và cười toe toét. Một cây kem quậy gây cười như thế giá 100 Bath trong khi ở chợ, phố khác chỉ 20 Bath là cao.
Trên mặt phố còn có cả những trò đỏ đen do anh chàng cow boy mặc quần bò lửng gối diễn. Mắt anh ta lườm lườm vào khách rồi hất về phía các quân bài nằm dưới đất như thách khách vào gỡ, đấu chơi
và cả các trò nhào lộn hip hop ngay dưới lòng đường
Các cô gái Tây, tàu tứ xứ múa may, quay cuồng dưới phố và mời gọi công khai khách đi bộ....
Các giao dịch, thăm hỏi vui vẻ diễn ra công khai
Có cả những cô gái quần đùi, áo lửng không số cầm nguyên chai bia tu ừng ực và nhún nhảy theo các điệu hip hop đường phố
Khách có tiền hơn một chút thì vào các quán bar, club làm vài chai Con voi và luôn có sẵn các em tiếp chuyện. Khi đó nên hỏi rõ 1 chai 100 Bath hay 100 USD vì đã có ông Tây cứ nghe one one là good nhưng khi thanh toán em bảo USD chứ không phải Bath thì chỉ nước móc tiền đô ra mà trả.
Ở đấu và cuối, dọc theo phố đi bộ đã có cảnh sát di lịch (tourist police) chốt và đi tuần thường xuyên. Đội cảnh sát du lịch có đủ thành viên là người Thái người Âu và cả người Trung Đông... nên việc nhậu, say xỉn rồi mà quậy thì đừng có mà nói tiếng Miên, tiếng Mán nha.
Khách mang theo tiền nước mình, chưa có tiền USD, tiền Bath để chơi tiếp ư thì ngay trong phố đi bộ đã có rất nhiều tiệm đổi tiền (money exchange) . Ở Thái Lan cũng như ở phố đi bộ chỉ có hai loại tiền được dùng trong thanh toán là Bath và USD còn các loại tiền khác kể cả VND đều có thể đổi ở các tiệm như thế tất nhiên là với tỉ giá không có lợi cho khách đổi. Nhưng khi đã chơi rồi thì lỗ thêm vài đồng có là sao còn hơn là bị pú lis đưa về đồn...
Ở phố đi bộ còn có nhưng phận người dưới đáy phải đi lượm ve chai hoặc người tật nguyền đi xe lăn bán vé số.....