Tại Nhật, những người chạy ô tô phải suy nghĩ 2 lần trước khi điều khiển xe qua vũng nước. Nước này quy định, xe chạy vào vũng nước mà tạt vào người đi bộ, đi xe đạp sẽ bị phạt tiền rất nặng. Do đó, tài xế phải lựa chọn tránh xa vũng nước, hoặc chạy thật chậm.
Nước Đức xem việc để xe hết xăng trong bình nhiên liệu là lỗi đáng bị phạt tiền. Bởi vì việc đổ xăng được xem là hành vi hoàn toàn chủ động và nhận thức của tài xế. Nếu xe hết xăng trên đường không có giới hạn tốc độ sẽ rất nguy hiểm. Tiền phạt để bình xe hết xăng là 70 Euro, tương đương 2 triệu đồng.
Đảo Síp quy định tài xế lên xe là phải ăn uống đầy đủ. Họ lập luận lái xe là phải đặt 2 tay lên vô lăng, do đó, kể cả uống nước trong khi lái cũng bị phạt nặng.
Tây Ban Nha còn quy định, tài xế không được đeo tai nghe trong quá trình lái xe. Dù thiết bị này giúp rảnh tay lái xe khi nghe điện thoại hay nghe nhạc. Nước này cho rằng, thiết bị đeo tai sẽ khiến tài xế không tập trung lái xe.
Tại Bahrain, tài xế sẽ bị tống vào tù 6 tháng và phạt tiền 1.000 bảng Anh nếu vượt đèn đỏ. Còn vượt đèn đỏ gây hư hỏng cho xe khác sẽ bị phạt tù 1 năm kèm theo đó khoản tiền phạt 6.100 bảng Anh.
Thuỵ Sĩ cấm rửa xe tại nhà. Họ lập luận, nước rửa xe chưa qua xử lý sẽ làm ô nhiễm đất hay cống rãnh. Do đó, muốn làm sạch xe thì chủ xe tại Thuỵ Sĩ phải đến các cơ sở rửa xe chuyên nghiệp.
Chạy xe tại Nga cần chú ý đến biển số. Vì cảnh sát Nga sẽ phạt tài xế nào để bùn đất, chất bẩn làm biển số xe lem luốc.
Úc còn cấm những tài xế không được chở quá 50 kg khoai tây. Luật này ra đời vào năm 1946 với quy định những tài xế nào không thuộc nhân viên Potato Marketing Corporation sẽ không được chở quá nhiều khoai tây. Và đến bây giờ luật này vẫn được áp dụng tại Úc.
Chưa hết, Úc quy định tài xế rời khỏi xe quá 3 mét phải khóa chặt cửa xe. Tuy nhiên, luật này miễn trừ cho xe mui trần.
Thái Lan cấm tài xế cả đi ô tô lẫn xe máy không được cởi trần. Luật này được áp dụng vào năm 2014 khi các nhà làm luật Thái Lan thấy tình trạng khách du lịch không mặc áo phi ào ào trên các xe máy, ô tô.