NSƯT Trịnh Kim Chi: Sẽ có hướng giải quyết đúng đắn nhất đối với Chùa nghệ sĩ

(PLO)- Sau khi khảo sát vào chiều 20-6, NSƯT Trịnh Kim Chi cho biết Hội Sân khấu sẽ có cuộc họp với các bên liên quan để đưa ra hướng giải quyết đúng đắn nhất dành cho "Chùa nghệ sĩ".
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Theo nguồn tin của PLO, chiều 20-6, đại diện Ban chấp hành Hội sân khấu TP.HCM gồm ông Trần Ngọc Giàu- Chủ tịch và NSƯT Trịnh Kim Chi, ông Tôn Thất Cần- Phó Chủ tịch Hội Sân khấu TP.HCM đã có đợt khảo sát tại Chùa nghệ sĩ (Nhựt Quang Tự).

Lãnh đạo Hội Sân khấu TP. HCM thắp hương tại "Chùa Nghệ sĩ" (Nhựt Quang Tự). Ảnh: Nguyễn Trung.

Lãnh đạo Hội Sân khấu TP. HCM thắp hương tại "Chùa Nghệ sĩ" (Nhựt Quang Tự). Ảnh: Nguyễn Trung.

Đến tối cùng ngày, NSƯT Trịnh Kim Chi trong vai trò Phó chủ tịch Hội Sân khấu TP.HCM nói với PLO trước mắt, Hội Sân khấu đã chỉ đạo để “trả tên” chùa về như cũ là “Chùa nghệ sĩ” thay vì “Nghĩa trang nghệ sĩ”.

“Ngày 23-6 tới, ban chấp hành Hội sẽ họp và làm việc với ban Ái hữu. Sau đó, sẽ có các cuộc họp giữa ban chấp hành cùng với Ban Tuyên giáo, Sở Văn hóa và thể thao TP. HCM để xác định hướng giải quyết đúng đắn nhất”- NSƯT Trịnh Kim Chi cho biết.

Bên cạnh đó, NSƯT Trịnh Kim Chi cũng khẳng định: "Ban chấp hành Hội Sân khấu TP.HCM khẳng định hoàn toàn không có việc xóa sổ di tích".

Những ngày qua, câu chuyện "Chùa nghệ sĩ" bị đổi bảng hiệu thành "Nghĩa trang nghệ sĩ" sau 60 năm tồn tại đã thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng và giới văn nghệ sĩ TP. HCM.

Chùa nghệ sĩ trước và sau khi bị đổi bảng hiệu vào ngày 18-6. Ảnh: Chùa di đà và Vũ Vũ.

Chùa nghệ sĩ trước và sau khi bị đổi bảng hiệu vào ngày 18-6. Ảnh: Chùa di đà và Vũ Vũ.

Được biết, theo ông Tôn Thất Cần- Phó chủ tịch Hội Sân khấu TP.HCM lý do chậm trễ trong việc tổ chức họp nói về vấn đề thay đổi tên của “Chùa nghệ sĩ” là vì Ban chấp hành vừa tổ chức chuyến đi Trại sáng tác kịch bản tại TP. Phan Thiết.

Như PLO đã đưa tin trước đó, chiều ngày 20-6, khi đến tìm hiểu sự việc “Chùa nghệ sĩ “ bị đổi thành “Nghĩa trang nghệ sĩ” thì bảng "Nghĩa trang nghệ sĩ" đang được gỡ xuống.

Nói về sự việc này với phóng viên, quản lý của chùa cho biết quyết định gỡ bảng hiệu xuống là vì áp lực từ dư luận báo chí cũng như nhiều văn nghệ sĩ tại TP. HCM.

Bảng hiệu "Nghĩa trang nghệ sĩ" được gỡ xuống vào chiều 20-6. Ảnh: VĂN HÀ.

Bảng hiệu "Nghĩa trang nghệ sĩ" được gỡ xuống vào chiều 20-6. Ảnh: VĂN HÀ.

Chùa Nghệ sĩ (Nhựt Quang Tự, hoặc Phật Quang Tự) tọa lạc tại 116/6 Thống Nhất, phường 11, quận Gò Vấp, TP.HCM, do NSND Phùng Há xin tiền cho Hội nghệ sĩ Ái hữu tương tế mua khoảng năm 1958.

Ban đầu đây là nơi yên nghỉ cho các nghệ sĩ cải lương. Sau đó bầu Năm Công xin làm một am tu hành, tiếp đó ông bầu Xuân (con nuôi nghệ sĩ Phùng Há) xây dựng thêm thành chùa nghệ sĩ như hôm nay.

"Chùa nghệ sĩ" là nơi thờ tự và an nghỉ của NSND Phùng Há cùng nhiều nghệ sĩ khác. Ảnh: VĂN HÀ.

"Chùa nghệ sĩ" là nơi thờ tự và an nghỉ của NSND Phùng Há cùng nhiều nghệ sĩ khác. Ảnh: VĂN HÀ.

Chùa là địa chỉ quen thuộc với người dân thành phố vì nơi đây có mộ và tro cốt của nhiều nghệ sĩ nổi tiếng như soạn giả cải lương Hoa Phượng, Hà Triều, Thu An, NSND Năm Châu, NSND Phùng Há, NSND Ba Vân, NSND Út Trà Ôn, NSƯT Thanh Nga, NSƯT Hoàng Giang, NSƯT Trường Xuân, Bảy Cao, Đức Lợi, Khánh Linh, Quốc Hòa, Tô Kiều Lan, Thanh Thanh Hoa, Tấn Tài, NSƯT Minh Phụng, Lương Tuấn, Lê Vũ Cầu, lớp trẻ thì có diễn viên Lê Công Tuấn Anh…

PLO sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc sau cuộc họp của Ban chấp hành Hội Sân khấu TP.HCM vào ngày 23-6 tới đây.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm