Những bức ảnh trong hành trình đến Nagaland dưới đây sẽ trả lời phần nào câu hỏi này.
Để đến Mon, một cửa ngõ để vào sâu Nagaland, tôi phải bắt chuyến xe đêm 14 tiếng đồng hồ đi từ Dimapur đông đúc, nóng nực. Xe buýt địa phương nên ngồi rất vất vả và mệt mỏi.
Thế nhưng chỉ ra khỏi Dimapur một chút là những khu rừng thẳm chạy dài vô tận, kèm theo là đường đi rất tệ, dằn xóc. Xe thường phải dừng lại nhiều tiếng đồng hồ để chờ sửa đường.
Mon là tên một huyện của Nagaland, cũng là cửa ngõ để tiến sâu vào vùng đất này cũng như làng Longwa - nơi có bộ tộc săn đầu người nổi tiếng.
Dân địa phương gọi xe này là sumo, như một loại buýt công cộng.
Đường vào làng Longwa ngang qua rừng núi, nương rẫy.
Bất ngờ gặp một bữa tiệc giữa đường. Anh chàng được che lọng là tù trưởng của làng này.
Bữa tiệc chỉ dành cho nam giới, cánh phụ nữ và trẻ em ngồi riêng phụ trách nấu nướng,
Một ngôi chợ ven đường.
Những mụt măng rừng được gói trong chiếc giỏ gấp bằng lá chuối vừa đẹp, vừa bảo vệ môi trường.
Những quả dâu rừng được bày bán rất nhiều và rẻ. Ở Nagaland, mùa này còn có trái lê rừng rất ngon.
Một ngôi nhà giắt sọ thú rừng - hình ảnh phổ biến ở Nagaland.
Phụ nữ cắm hai chiếc sừng bằng lông nhím lên vành tai, đó là phong tục truyền thống ở Nagaland.
Gặp gỡ vị vua của bộ tộc người Konyak ở làng Longwa.
Làng Longwa nằm giáp biên giới Myanmar, quanh năm mát mẻ.
Phụ nữ đi rừng hái củi, làm nương. Đàn ông làm nghề săn bắn.
Những mái nhà truyền thống lợp bằng lá cọ dày cả mét ở làng Longwa.
Một nhà thờ ở Nagaland, đa số người dân ở Naga theo đạo Tin Lành.
Ông cụ này là một chiến binh săn đầu người ngày xưa. Nay ông đã 84 tuổi, bắt đầu được xăm mặt khi 22 tuổi sau khi lấy được đầu một kẻ thù - một phong tục của người Konyak.
Khi có khách đến, những thợ săn đầu người lại mở túi lấy những báu vật của mình cho khách xem. Đó là những chiếc mũ đặc trưng, vòng đeo cổ có những hình người tượng trưng và vũ khí.
Người thợ săn đầu người kể về ấn tượng khi săn chiếc đầu người đầu tiên đem về làng .
Phong tục này đã bị nghiêm cấm, giờ đây họ là những ông cụ hiền lành, hiếu khách.
Hình ảnh đặc trưng của thợ săn đầu người: xăm mặt, tai đeo sừng hươu, đầu đội mũ lông thú rừng, cổ đeo vòng có những chiếc đầu lâu tượng trưng cho đầu người.
Người thợ săn đầu người này đã 78 tuổi nhưng rất khỏe mạnh. Ông cho hay những chiếc đầu kẻ thù săn được sẽ đem về làng, treo ở nhà tù trưởng hoặc ở nhà cộng đồng chung để bảo trợ cho làng.
Trong một lần săn bắn, người thợ săn này bị thương nên mất gần hết bàn tay.
Chiếc mũ của những thợ săn đầu người tự làm kết từ lông gấu, sừng hươu nai săn bắn được.
Một trong những chiến binh săn đầu người già nhất ở làng, ông cụ đã 94 tuổi. Nghe đâu ông đã săn vài cái đầu người vào thời đại của mình.
Phong tục săn đầu người và xăm lên mặt đã bị luật nghiêm cấm từ năm 1953. Những chiếc đầu người săn được đã được chôn cất. Ngày nay, tục săn đầu người chỉ còn là huyền thoại. Những trẻ em người Konyak ngày nay được đi học và văn minh hơn ngày xưa nhiều.