Những hồi chuông thanh bình ấy như một hi vọng thật sự khép lại hành trình gian nan để trở về đất mẹ của một quả chuông cổ sau nhiều thập kỷ lưu lạc...
Luật sư Watanabe (phải) và sư trụ trì chùa Ngũ Hộ chia sẻ nỗi xúc động về số phận quả chuông cổ - Ảnh: H.Ngọc
Vào một ngày cách đây đúng 35 năm (tháng 9-1977), luật sư Watanabe, một người có thú sưu tầm đồ cổ, phát hiện một quả chuông đồng Việt Nam được bày bán tại một cửa hàng đồ cổ ở Ginza, Tokyo (Nhật Bản).“Đọc xong những dòng chữ Hán trên một mặt của quả chuông, tôi đã có ngay ý nghĩ tìm cách mua lại quả chuông để trả lại cho ngôi chùa và những người dân ở khu vực đó. Cha ông họ đã dồn biết bao tâm huyết để đúc nên quả chuông này, thế mà lại có kẻ cướp đi của họ” - luật sư Watanabe nói với người viết.
Ông chủ tiệm đồ cổ cũng chỉ biết rằng kẻ đã cướp quả chuông đó và mang về bán cho hiệu đồ cổ ở Ginza là một viên sĩ quan Nhật, chỉ huy cái xưởng gỗ ở ngay trong ngôi chùa khoảng đầu những năm 1940. Thế nhưng cái giá mà ông chủ tiệm phát ra làm luật sư Watanabe cảm thấy nản - những 9 triệu yen. Lượn qua lượn lại tới vài lần nữa, cuối cùng vị luật sư cũng khiến chủ tiệm mềm lòng, chấp nhận bán với giá 5 triệu yen - một số tiền vẫn cực kỳ lớn lúc đó.
Ông đành về bàn với người bạn thân là một giáo sư sử học, hai người quyết định chỉ có cách kêu gọi quyên góp tiền mới mong chuộc được chuông. Họ đã lập ra “Hội hoàn hương chuông cổ” và mời những nhân vật nổi tiếng như sư cụ Oshini Ryokei - trụ trì chùa Kiyomizu, sư thầy Huzi Nitatsu - trụ trì chùa Nihon zan Myohoji và nhà văn nổi tiếng Matsumoto Seicho đứng ra phát động phong trào quyên góp tiền.
Về phần mình, luật sư Watanabe đã cùng với ông bạn giáo sư của mình đến ngân hàng rút hết tiền tiết kiệm mang đến đặt cọc cho ông chủ tiệm đồ cổ. Bởi cùng lúc đó, ông tình cờ biết rằng có một nghị sĩ Nhật cũng đang ngó nghiêng quả chuông.
Sau chỉ 2-3 tháng, số tiền quyên góp được đã lên tới 9,6 triệu yen, so với mục tiêu 7 triệu ban đầu - số tiền tối thiểu cần để mua quả chuông và chuyển nó về lại Việt Nam. “Nhưng chúng tôi còn gặp may hơn thế. Ông chủ tiệm cảm động trước tấm lòng của mọi người cũng quyết định tham gia quyên góp bằng cách giảm giá bán xuống còn một nửa” - luật sư Watanabe kể.Trước khi quả chuông được trao cho phía Việt Nam, trong suốt nửa năm trên đất Nhật đã diễn ra những buổi lễ cầu nguyện cho quả chuông.
Bắt đầu từ chùa Zojiji (Tokyo) vào ngày 7-12-1977, rồi chuyển sang Kyoto, Nara, Osaka và Kobe, trước khi kết thúc ở chùa Kaneiji (Tokyo). Tháng 6-1978, quả chuông đã được trao lại cho Việt Nam trong một buổi lễ trang nghiêm và cảm động ở chùa Quán Sứ (Hà Nội).
Năm 1993, chị Komatsu Miyuki, giáo viên tiếng Nhật ở Hà Nội, một thành viên của “Hội hoàn hương chuông cổ” năm 1977, nhận được bức thư từ luật sư Watanabe. Trong thư, ông viết rằng nguyện ước cuối cùng trong đời ông là biết được số phận hiện thời của quả chuông cổ ra sao. “Tôi đã đến chùa Bút Tháp, nơi sau lễ trao chuông ở chùa Quán Sứ đã tiếp nhận quả chuông này, nhưng không thấy quả chuông đó. Những người ở chùa cũng không biết gì về quả chuông” - chị nói.
Sở dĩ quả chuông được đưa về chùa Bút Tháp vào năm 1978 là do chùa Ngũ Hộ - nơi quả chuông được đúc - đã bị quân Pháp phá hủy vào đầu những năm 1950. Hơn nữa, trong số 300 người quyên góp tiền đồng và vàng để đúc chuông, được ghi danh trên ba mặt còn lại của quả chuông cổ, có cả những người dân khu vực Bút Tháp.
Kể từ đó, cứ có dịp thuận tiện là chị Komatsu lại đi hỏi về tung tích quả chuông. Hỏi từ những hướng dẫn viên du lịch, bạn bè dạy tiếng Nhật ở Việt Nam, tới những người “có dính dáng” đến lễ trao chuông năm 1978. “Hầu như không còn ngôi chùa nào ở quanh khu vực Hà Nội, Bắc Ninh mà tôi không sục vào, ngó nghiêng mọi ngóc ngách. Thậm chí nghe phóng viên Minh Hà của Đài Tiếng nói Việt Nam bảo rằng có nhìn thấy một quả chuông cổ trong một ngôi chùa ở TP.HCM tôi cũng tranh thủ bay vào. Nhưng rồi thất vọng vẫn hoàn thất vọng” - chị Komatsu nhớ lại.
Thế rồi sau chín năm của cuộc truy tìm vô vọng, một người đã mang lại cho chị tia hi vọng mới. Đó không phải là một người Việt mà là phó giáo sư sử học Nishimura, rất giỏi tiếng Việt. Vị học giả này hỏi chị đã lên Bảo tàng Bắc Ninh, nơi ông có một người quen là giám đốc Lê Viết Nga, chưa. “Tại sao tôi lại không nghĩ đến Bảo tàng Bắc Ninh, mà cứ quanh quanh ở mấy cái bảo tàng tại Hà Nội nhỉ?” - Komatsu vừa kể lại vừa đập tay lên trán.Nỗ lực không mệt mỏi của Komatsu đã được đền đáp.
Cuối cùng chị đã tìm thấy quả chuông cổ trong một cái kho lưu trữ cổ vật. Dần dần, qua tìm hiểu những người có liên quan trong ngành bảo tàng ở Bắc Ninh, Komatsu mới dựng lại được quá trình lưu lạc của quả chuông. “Những người nhận chuông, tuy không hẳn không có lý khi đưa chuông về chùa Bút Tháp, nhưng họ đã quên một điều quan trọng rằng ngôi chùa này cũng đã có một quả chuông riêng của mình. Có lẽ vì vậy mà họ ít quan tâm đến một quả chuông của chùa khác (Ngũ Hộ), dù đó là một quả chuông cổ” - Komatsu tự lý giải về việc mấy năm sau quả chuông lại được giao cho Bảo tàng Hà Bắc.
Đến năm 1996, tỉnh Hà Bắc tách ra thành Bắc Ninh và Bắc Giang. Nhân sự chia đôi và đồ vật, cổ vật thuộc tỉnh nào về tỉnh ấy. Bắc Ninh xây bảo tàng mới và mọi cổ vật đều được đưa để nhờ vào một cái kho. “Khi nhìn thấy quả chuông nằm tít trong góc kho, sau một cái tủ, bụi phủ đầy, tôi suýt nữa đã òa khóc nếu không có người thủ kho đứng đó. Tôi sẽ kể thế nào với luật sư Watanabe đây?” - Komatsu kể lại trong trạng thái xúc động. Sự bức xúc của Komatsu dịu đi khi chị biết rằng không ai trong số cán bộ Bảo tàng Bắc Ninh biết chữ Hán.
Có chuông - không chùa, có chùa - không chuông
Trong lá thư gửi cho chị Komatsu năm 1993, cuối thư luật sư Watanabe gửi lời chúc: “Hỡi quả chuông Việt Nam, hãy ngân lên nguyện cầu cho hòa bình!”. Vị luật sư, người đã tham gia phong trào phản đối cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam từ những ngày đầu và là một thành viên trong phái đoàn Luật sư dân chủ quốc tế đến Hà Nội cuối năm 1972 để điều tra tội ác của đế quốc Mỹ, vẫn còn nhớ chỉ ít lâu sau khi quả chuông, biểu tượng của sự yên bình, được trao lại cho Việt Nam, người dân nước này lại bị xô đẩy vào hai cuộc chiến tranh liên tiếp khác.
Và ông cũng hiểu yên bình vẫn chưa trở lại hoàn toàn trên đất nước Việt Nam. Có điều ông đã quá già yếu để có thể làm thêm điều gì đó. Ông chỉ có thể tự tay đánh lên những hồi chuông nguyện cầu hòa bình cho Việt Nam.Ông Lê Viết Nga - giám đốc Bảo tàng Bắc Ninh - nói rằng khách tham quan bảo tàng, nhất là đi theo đoàn, nếu có yêu cầu, bảo tàng vẫn cho đánh chuông chứ không phải tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc “cấm sờ vào hiện vật”.
Nhưng điều đó vẫn chưa làm luật sư Watanabe thôi day dứt. “Chuông chùa phải được đưa về chùa chứ, để sớm chiều người dân được nghe tiếng chuông ngân. Chính vì nhớ tiếng chuông mà người dân mới quyên góp tiền để đúc chuông tới lần thứ ba, sau hai lần bị mất cắp” - ông giải thích.
Và đó cũng là tâm nguyện của sư thầy Huệ Hồng, người trụ trì chùa Ngũ Hộ từ năm 2008, bảy năm sau khi ngôi chùa mới này được người dân xây lại trên một phần đất của ngôi chùa cũ. Sư thầy kể rằng sư đã cùng người dân và chính quyền thôn ba lần làm đơn xin rước chuông về.
Một thoáng ưu tư của vị luật sư già
Sáng 19-9 vừa rồi, trên đường đi thăm chùa Phật Tích, luật sư Watanabe nhận được một cú điện thoại của sư thầy Huệ Hồng khẩn khoản đề nghị ông hoãn chuyến bay về Nhật đêm hôm đó để ở lại dự lễ đúc quả chuông mới theo mẫu quả chuông cũ. “Quả chuông mới giống đến mấy cũng chỉ giống phần xác thôi, còn phần hồn sao so được. Trong tiếng ngân của nó hàm chứa bao tâm sự, bao trải nghiệm về một thời loạn lạc” - luật sư Watanabe ưu tư.
Ông quả quyết rằng theo truyền thuyết, tất cả các quả chuông đều tìm cách trở lại ngôi chùa của nó. Sư thầy Huệ Hồng mới đây cho biết sư đã suy nghĩ lại, thay vì đúc chuông mới, sư sẽ dùng số tiền đó để xây tháp chuông vì chùa Ngũ Hộ chưa có tháp chuông.
Trên bản khắc ở một mặt của quả chuông có ghi bằng chữ Hán, tạm dịch: “Chiếc chuông của chùa Ngũ Hộ, làng Kim Thôi, thuộc Bắc Ninh, trước đây do loạn lạc bị mất. Dân làng đã đúc lại cái mới thay vào. Nhưng tháng 2-1825 chuông lại bị sơn tặc lấy đi mất. Dân làng hằng ngày đã quen với tiếng chuông chùa, giờ mất nó mọi người đều rất buồn và họ bàn cách làm chuông mới... Trải qua ba năm, tiền và đồng quyên góp được đem đúc, phần còn thiếu được mua vào cho đủ”. |
Ông chủ tiệm đồ cổ cũng chỉ biết rằng kẻ đã cướp quả chuông đó và mang về bán cho hiệu đồ cổ ở Ginza là một viên sĩ quan Nhật, chỉ huy cái xưởng gỗ ở ngay trong ngôi chùa khoảng đầu những năm 1940. Thế nhưng cái giá mà ông chủ tiệm phát ra làm luật sư Watanabe cảm thấy nản - những 9 triệu yen. Lượn qua lượn lại tới vài lần nữa, cuối cùng vị luật sư cũng khiến chủ tiệm mềm lòng, chấp nhận bán với giá 5 triệu yen - một số tiền vẫn cực kỳ lớn lúc đó.
Ông đành về bàn với người bạn thân là một giáo sư sử học, hai người quyết định chỉ có cách kêu gọi quyên góp tiền mới mong chuộc được chuông. Họ đã lập ra “Hội hoàn hương chuông cổ” và mời những nhân vật nổi tiếng như sư cụ Oshini Ryokei - trụ trì chùa Kiyomizu, sư thầy Huzi Nitatsu - trụ trì chùa Nihon zan Myohoji và nhà văn nổi tiếng Matsumoto Seicho đứng ra phát động phong trào quyên góp tiền.
Về phần mình, luật sư Watanabe đã cùng với ông bạn giáo sư của mình đến ngân hàng rút hết tiền tiết kiệm mang đến đặt cọc cho ông chủ tiệm đồ cổ. Bởi cùng lúc đó, ông tình cờ biết rằng có một nghị sĩ Nhật cũng đang ngó nghiêng quả chuông.
Sau chỉ 2-3 tháng, số tiền quyên góp được đã lên tới 9,6 triệu yen, so với mục tiêu 7 triệu ban đầu - số tiền tối thiểu cần để mua quả chuông và chuyển nó về lại Việt Nam. “Nhưng chúng tôi còn gặp may hơn thế. Ông chủ tiệm cảm động trước tấm lòng của mọi người cũng quyết định tham gia quyên góp bằng cách giảm giá bán xuống còn một nửa” - luật sư Watanabe kể.Trước khi quả chuông được trao cho phía Việt Nam, trong suốt nửa năm trên đất Nhật đã diễn ra những buổi lễ cầu nguyện cho quả chuông.
Bắt đầu từ chùa Zojiji (Tokyo) vào ngày 7-12-1977, rồi chuyển sang Kyoto, Nara, Osaka và Kobe, trước khi kết thúc ở chùa Kaneiji (Tokyo). Tháng 6-1978, quả chuông đã được trao lại cho Việt Nam trong một buổi lễ trang nghiêm và cảm động ở chùa Quán Sứ (Hà Nội).
Người giáo viên tiếng Nhật và cuộc truy tìm tung tích quả chuông cổ
Năm 1993, chị Komatsu Miyuki, giáo viên tiếng Nhật ở Hà Nội, một thành viên của “Hội hoàn hương chuông cổ” năm 1977, nhận được bức thư từ luật sư Watanabe. Trong thư, ông viết rằng nguyện ước cuối cùng trong đời ông là biết được số phận hiện thời của quả chuông cổ ra sao. “Tôi đã đến chùa Bút Tháp, nơi sau lễ trao chuông ở chùa Quán Sứ đã tiếp nhận quả chuông này, nhưng không thấy quả chuông đó. Những người ở chùa cũng không biết gì về quả chuông” - chị nói.
Sở dĩ quả chuông được đưa về chùa Bút Tháp vào năm 1978 là do chùa Ngũ Hộ - nơi quả chuông được đúc - đã bị quân Pháp phá hủy vào đầu những năm 1950. Hơn nữa, trong số 300 người quyên góp tiền đồng và vàng để đúc chuông, được ghi danh trên ba mặt còn lại của quả chuông cổ, có cả những người dân khu vực Bút Tháp.
Kể từ đó, cứ có dịp thuận tiện là chị Komatsu lại đi hỏi về tung tích quả chuông. Hỏi từ những hướng dẫn viên du lịch, bạn bè dạy tiếng Nhật ở Việt Nam, tới những người “có dính dáng” đến lễ trao chuông năm 1978. “Hầu như không còn ngôi chùa nào ở quanh khu vực Hà Nội, Bắc Ninh mà tôi không sục vào, ngó nghiêng mọi ngóc ngách. Thậm chí nghe phóng viên Minh Hà của Đài Tiếng nói Việt Nam bảo rằng có nhìn thấy một quả chuông cổ trong một ngôi chùa ở TP.HCM tôi cũng tranh thủ bay vào. Nhưng rồi thất vọng vẫn hoàn thất vọng” - chị Komatsu nhớ lại.
Quả chuông cổ lưu lạc suốt nhiều thập niên - Ảnh: H.Ngọc
Thế rồi sau chín năm của cuộc truy tìm vô vọng, một người đã mang lại cho chị tia hi vọng mới. Đó không phải là một người Việt mà là phó giáo sư sử học Nishimura, rất giỏi tiếng Việt. Vị học giả này hỏi chị đã lên Bảo tàng Bắc Ninh, nơi ông có một người quen là giám đốc Lê Viết Nga, chưa. “Tại sao tôi lại không nghĩ đến Bảo tàng Bắc Ninh, mà cứ quanh quanh ở mấy cái bảo tàng tại Hà Nội nhỉ?” - Komatsu vừa kể lại vừa đập tay lên trán.Nỗ lực không mệt mỏi của Komatsu đã được đền đáp.
Cuối cùng chị đã tìm thấy quả chuông cổ trong một cái kho lưu trữ cổ vật. Dần dần, qua tìm hiểu những người có liên quan trong ngành bảo tàng ở Bắc Ninh, Komatsu mới dựng lại được quá trình lưu lạc của quả chuông. “Những người nhận chuông, tuy không hẳn không có lý khi đưa chuông về chùa Bút Tháp, nhưng họ đã quên một điều quan trọng rằng ngôi chùa này cũng đã có một quả chuông riêng của mình. Có lẽ vì vậy mà họ ít quan tâm đến một quả chuông của chùa khác (Ngũ Hộ), dù đó là một quả chuông cổ” - Komatsu tự lý giải về việc mấy năm sau quả chuông lại được giao cho Bảo tàng Hà Bắc.
Đến năm 1996, tỉnh Hà Bắc tách ra thành Bắc Ninh và Bắc Giang. Nhân sự chia đôi và đồ vật, cổ vật thuộc tỉnh nào về tỉnh ấy. Bắc Ninh xây bảo tàng mới và mọi cổ vật đều được đưa để nhờ vào một cái kho. “Khi nhìn thấy quả chuông nằm tít trong góc kho, sau một cái tủ, bụi phủ đầy, tôi suýt nữa đã òa khóc nếu không có người thủ kho đứng đó. Tôi sẽ kể thế nào với luật sư Watanabe đây?” - Komatsu kể lại trong trạng thái xúc động. Sự bức xúc của Komatsu dịu đi khi chị biết rằng không ai trong số cán bộ Bảo tàng Bắc Ninh biết chữ Hán.
Có chuông - không chùa, có chùa - không chuông
Trong lá thư gửi cho chị Komatsu năm 1993, cuối thư luật sư Watanabe gửi lời chúc: “Hỡi quả chuông Việt Nam, hãy ngân lên nguyện cầu cho hòa bình!”. Vị luật sư, người đã tham gia phong trào phản đối cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam từ những ngày đầu và là một thành viên trong phái đoàn Luật sư dân chủ quốc tế đến Hà Nội cuối năm 1972 để điều tra tội ác của đế quốc Mỹ, vẫn còn nhớ chỉ ít lâu sau khi quả chuông, biểu tượng của sự yên bình, được trao lại cho Việt Nam, người dân nước này lại bị xô đẩy vào hai cuộc chiến tranh liên tiếp khác.
Và ông cũng hiểu yên bình vẫn chưa trở lại hoàn toàn trên đất nước Việt Nam. Có điều ông đã quá già yếu để có thể làm thêm điều gì đó. Ông chỉ có thể tự tay đánh lên những hồi chuông nguyện cầu hòa bình cho Việt Nam.Ông Lê Viết Nga - giám đốc Bảo tàng Bắc Ninh - nói rằng khách tham quan bảo tàng, nhất là đi theo đoàn, nếu có yêu cầu, bảo tàng vẫn cho đánh chuông chứ không phải tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc “cấm sờ vào hiện vật”.
Nhưng điều đó vẫn chưa làm luật sư Watanabe thôi day dứt. “Chuông chùa phải được đưa về chùa chứ, để sớm chiều người dân được nghe tiếng chuông ngân. Chính vì nhớ tiếng chuông mà người dân mới quyên góp tiền để đúc chuông tới lần thứ ba, sau hai lần bị mất cắp” - ông giải thích.
Và đó cũng là tâm nguyện của sư thầy Huệ Hồng, người trụ trì chùa Ngũ Hộ từ năm 2008, bảy năm sau khi ngôi chùa mới này được người dân xây lại trên một phần đất của ngôi chùa cũ. Sư thầy kể rằng sư đã cùng người dân và chính quyền thôn ba lần làm đơn xin rước chuông về.
Một thoáng ưu tư của vị luật sư già
Sáng 19-9 vừa rồi, trên đường đi thăm chùa Phật Tích, luật sư Watanabe nhận được một cú điện thoại của sư thầy Huệ Hồng khẩn khoản đề nghị ông hoãn chuyến bay về Nhật đêm hôm đó để ở lại dự lễ đúc quả chuông mới theo mẫu quả chuông cũ. “Quả chuông mới giống đến mấy cũng chỉ giống phần xác thôi, còn phần hồn sao so được. Trong tiếng ngân của nó hàm chứa bao tâm sự, bao trải nghiệm về một thời loạn lạc” - luật sư Watanabe ưu tư.
Ông quả quyết rằng theo truyền thuyết, tất cả các quả chuông đều tìm cách trở lại ngôi chùa của nó. Sư thầy Huệ Hồng mới đây cho biết sư đã suy nghĩ lại, thay vì đúc chuông mới, sư sẽ dùng số tiền đó để xây tháp chuông vì chùa Ngũ Hộ chưa có tháp chuông.
Theo HUỲNH PHAN (Tuổi trẻ cuối tuần)