Hội đồng Bảo an LHQ tranh cãi dữ dội về Triều Tiên

Ngày 15-12, tại New York (Mỹ) diễn ra cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (LHQ) về các chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên. Các nước tham dự đã có cuộc tranh cãi dữ dội.

Các thành viên Hội đồng Bảo an LHQ tại cuộc họp về chương trình hạt nhân, tên lửa Triều Tiên tại New York (Mỹ), ngày 15-12. Ảnh: REUTERS

Các thành viên Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc tại cuộc họp về chương trình hạt nhân, tên lửa Triều Tiên tại New York (Mỹ) ngày 15-12. Ảnh: REUTERS

Tại cuộc họp, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson không bỏ qua cơ hội đề nghị Triều Tiên ngưng thử tên lửa, tạo điều kiện cho hai nước đàm phán về các chương trình hạt nhân và tên lửa Triều Tiên.

“Triều Tiên phải tìm cách quay lại bàn đàm phán. Chiến dịch gây áp lực phải và sẽ tiếp tục đến khi đạt được mục tiêu giải trừ hạt nhân” - ông Tillerson phát biểu tại cuộc họp, không nói rõ Mỹ dành thời gian bao lâu cho chiến dịch này.

Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson tại cuộc họp của Hội đồng Bảo an LHQ về chương trình hạt nhân, tên lửa Triều Tiên tại New York (Mỹ), ngày 15-12. Ảnh: REUTERS

Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson tại cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc về chương trình hạt nhân, tên lửa của Triều Tiên tại New York (Mỹ) ngày 15-12. Ảnh: REUTERS

Đại sứ Triều Tiên tại LHQ Ja Song-nam không đề cập đến lời kêu gọi ngưng thử tên lửa, hạt nhân của ông Tillerson; khẳng định Triều Tiên không đe dọa đến nước nào miễn là không xâm phạm đến các quyền lợi của Triều Tiên.

Ông Ja Song-nam mô tả cuộc họp của Hội đồng Bảo an LHQ như “một biện pháp vô vọng trong sợ hãi của Mỹ với sức mạnh của Triều Tiên đạt được thành công lịch sử, hoàn tất trở thành một quốc gia hạt nhân”.

Đại sứ Triều Tiên tại LHQ Ja Song-nam tại cuộc họp của Hội đồng Bảo an LHQ về chương trình hạt nhân, tên lửa Triều Tiên tại New York (Mỹ), ngày 15-12. Ảnh: REUTERS

Đại sứ Triều Tiên tại LHQ Ja Song-nam tại cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc về chương trình hạt nhân, tên lửa Triều Tiên tại New York (Mỹ) ngày 15-12. Ảnh: REUTERS

Về phần mình, Ngoại trưởng Nhật Taro Kono nhận định Triều Tiên không có vẻ gì muốn từ bỏ các chương trình hạt nhân, tên lửa và không quan tâm đối thoại thực chất. Ông cho rằng nếu Triều Tiên có ngưng thử tên lửa một thời gian đi nữa cũng không phải Triều Tiên đang để yên các chương trình vũ khí của mình.

“Vụ thử mới nhất được thực hiện 75 ngày sau vụ thử cuối cùng hồi tháng 9. Đã có một số ý kiến lạc quan xem 75 ngày im lặng này là tín hiệu tích cực. Tuy nhiên, vụ thử tên lửa hồi tháng 11 cho thấy rõ ràng Triều Tiên vẫn tiếp tục phát triển không ngừng nghỉ các chương trình hạt nhân, tên lửa” - theo ông Kono.

Ngoài một số vụ bắn tên lửa rơi xuống vùng biển đặc quyền kinh tế của Nhật, trong năm nay Triều Tiên đã hai lần bắn tên lửa bay ngang qua lãnh thổ nước này. Trong ngày 15-12, Nhật đã trừng phạt 19 công ty Triều Tiên làm áp lực lên các chương trình vũ khí Triều Tiên, cũng như giục Triều Tiên giải quyết chuyện bắt cóc công dân Nhật gần 30 năm trước.

Ngoại trưởng Nhật Taro Kono tại cuộc họp của Hội đồng Bảo an LHQ về chương trình hạt nhân Triều Tiên tại New York (Mỹ), ngày 15-12. Ảnh: REUTERS

Ngoại trưởng Nhật Taro Kono tại cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc về chương trình hạt nhân, tên lửa Triều Tiên tại New York (Mỹ) ngày 15-12. Ảnh: REUTERS

Tại cuộc họp, ông Tillerson đề nghị Trung Quốc và Nga tăng áp lực lên Triều Tiên bằng cách làm nhiều hơn nữa ngoài thực hiện các lệnh trừng phạt của LHQ. Tuy nhiên, ý kiến này không được hưởng ứng nhiệt tình.

Phó Đại sứ Trung Quốc tại LHQ Wu Haitao không phản đối thi hành các lệnh trừng phạt của LHQ nhưng nói việc đơn phương trừng phạt sẽ ảnh hưởng tính thống nhất của Hội đồng Bảo an và “tổn thương quyền lợi hợp pháp của các nước khác, vì vậy nên từ bỏ”.

Đại sứ Nga tại LHQ Vassily Nebenzia cũng đồng tình quan điểm và lo ngại của Trung Quốc về chuyện trừng phạt đơn phương.

Đặc phái viên Trung Quốc tại LHQ Wu Haitao tại cuộc họp của Hội đồng Bảo an LHQ về chương trình hạt nhân Triều Tiên tại New York (Mỹ), ngày 15-12. Ảnh: REUTERS

Phó Đại sứ Trung Quốc tại LHQ Wu Haitao tại cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc về chương trình hạt nhân, tên lửa Triều Tiên tại New York (Mỹ) ngày 15-12. Ảnh: REUTERS

Phát biểu tại cuộc họp, Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres nói phải khôi phục ngay lập tức các kênh giao tiếp với Triều Tiên, gồm cả các kênh quân sự liên Triều, nhằm giảm thiểu rủi ro hiểu lầm dẫn tới xung đột.

Các chương trình hạt nhân, tên lửa Triều Tiên đang trên đà phát triển nhanh. Từ đầu năm đến nay, ngoài một lần thử hạt nhân, Triều Tiên còn hàng loạt vụ thử tên lửa, trong đó có ba lần thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM). Mới nhất ngày 29-11, Triều Tiên bắn thử tên lửa ICBM thế hệ mới nhất Hwasong-15 rơi sát lãnh thổ Nhật. Hwasong-15 được các chuyên gia cho là có tầm bắn tiêu chuẩn 13.000 km, có thể đến được nước Mỹ.

Vài ngày trước, ông Tillerson tuyên bố Mỹ sẵn sàng đàm phán trực tiếp vô điều kiện vào bất cứ lúc nào Triều Tiên muốn. Hy vọng về một cuộc đàm phán giữa Mỹ và Triều Tiên khá ngắn ngủi khi không lâu sau đó Nhà Trắng minh định giờ không phải là lúc thích hợp để đàm phán và lời ông Tillerson nói không phải là chính sách của Mỹ.

Trao đổi với các nhà báo sau khi kết thúc cuộc họp của Hội đồng Bảo an, ông Tillerson nói Mỹ sẽ không chấp nhận bất cứ điều kiện tiền đàm phán nào Triều Tiên đặt ra với Mỹ.

“Chúng tôi sẽ không chấp nhận bất kỳ điều kiện tiền đàm phán nào” - ông Tillerson khẳng định chính phủ Trump và cộng đồng thế giới sẽ tiếp tục làm áp lực lên Triều Tiên.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm