Nga thử tên lửa đánh chặn mới thất bại

Đại diện Tổ hợp Almaz-Antey cũng cho biết, nguyên nhân sơ bộ dẫn tới vụ phóng thử thất bại là do trong quá trình khởi động, tên lửa thử nghiệm bị chệch quỹ đạo so với dự kiến nên không thể kích hoạt động cơ tự thân để ổn định đường bay. Quá trình thử nghiệm tên lửa mới sẽ được tiếp tục trong tương lai gần.
Tổ hợp S-300VM Antey-2500. Đạn tên lửa9M82M Đạn tên lửa53T6.

Tổ hợp S-300VM Antey-2500.

Tổ hợp S-300VM Antey-2500. Đạn tên lửa9M82M Đạn tên lửa53T6.

Đạn tên lửa9M82M

Tổ hợp S-300VM Antey-2500. Đạn tên lửa9M82M Đạn tên lửa53T6.

Đạn tên lửa53T6.

“Ngày 22-4, tại sân bay vũ trụ Plesetsk, chúng tôi đã tiến hành phóng thử nghiệm đạn tên lửa đánh chặn hiện đại hóa dành cho tổ hợp S-300VM theo yêu cầu của một số quốc gia đặt hàng. Vụ phóng đã được tiến hành và sẽ tiếp tục thử nghiệm trong tương lai gần”, đại diện Almaz-Antey cho biết.

Ông này cũng cho biết thêm về vụ thử thất bại trên: “Nguyên nhân vụ việc do sự thay đổi véc-tơ phóng đột ngột của đạn tên lửa ngay ở giai đoạn đầu của quy trình phóng. Rất may, tên lửa rơi trong khu vực cách ly an toàn của sân bay vũ trụ”.

Trong khi đó, báo điện tử Lenta.ru dẫn nguồn tin từ Tổ hợp công nghiệp quốc phòng Nga cho biết, vụ phóng thử trên có nhiều thông số tương ứng với tổ hợp tên lửa phòng không lục quân S-300VM Antey-2500. Cơ sở của tổ hợp tên lửa Antey-2500 là 2 dòng đạn tên lửa 9M83M và 9M82M có trọng lượng lớn hơn với nhiệm vụ đánh chặn tên lửa đạn đạo của đối phương. 9M82M có trọng lượng tối đa khoảng 5 tấn. Trong khi đó, tên lửa phóng thử nghiệm hôm 22-4 nặng tới 9,6 tấn.

Giới chuyên gia quân sự nhận định, tham gia vụ phóng thử trên rất có thể là đạn tên lửa đánh chặn 53T6 do Tổ hợp Novator phát triển. Thông tin chi tiết về dòng tên lửa đánh chặn mới chưa được hé lộ.

Theo TUẤN SƠN/QĐND Online -(theo TASS)

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm