‘Quy định quyền im lặng là diễn biến hòa bình, chống lại nhân dân’?

ĐB Đỗ Văn Đương đang phát biểu ý kiến. LÊ PHI

Đại biểu Đỗ Văn Đương (đoàn ĐB TPHCM) cho rằng dự luật mới có vẻ như dung túng cho tội phạm khi đưa vào nhiều điều có lợi cho tội phạm, trong đó có quy định về quyền im lặng.

Ông Đương phát biểu: “trong dự luật này gần như quy định quyền im lặng của người phạm tội. Luật không buộc phải khai, không buộc phải nhận tội, như vậy ngầm hiểu là im mồm rồi. Tội phạm không khai báo gì cả thì sao xử lý? Cái này phải làm rõ là bị can, bị cáo được phép trình bày ý kiến và quan trọng nhất là chống lại bức cung nhục hình. Chứ không phải cứ khăng khăng im mồm như thế, nếu cứ nghĩ như thế là diễn biến hòa bình, chống lại nhân dân… Quan điểm của tôi là không để oan sai nhưng cũng không để bỏ lọt tội phạm” ĐB Đương nói.

Tuy nhiên, nhiều ĐB lại không đồng tình với ý kiến này và cho rằng đây là một trong những điều luật rất tiến bộ, nhân văn và đề cao quyền con người, bảo đảm quyền con người. “Tội phạm có quyền im lặng còn việc chứng minh tội phạm là của cơ quan chấp pháp”, ĐB Trần Du Lịch đã có ý kiến phản bác.

Theo bạn, quy định người bị bắt giam không buộc phải nhận tội, không buộc phải khai khi bị bắt có phải là diễn biến hòa bình, chống lại nhân dân như ĐB Đương nhận xét không, hay đây là một quy định tiến bộ đảm bảo quyền con người và đầy nhân văn như ý kiến các đại biểu khác?

Nhằm làm rõ và có thêm các ý kiến đa chiều về vấn đề này, chúng tôi hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp, tham gia thảo luận của các bạn, xin gửi bình luận vào mục Ý kiến bạn đọc bên dưới bài.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm