Rắc rối khi giao con chưa thành niên

(PLO)- Nhiều chuyên gia cho rằng việc thi hành bản án giao con chưa thành niên đang gặp nhiều vấn đề.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Ngày 29-12, khoa Luật Dân sự Trường đại học Luật TP.HCM tổ chức hội thảo Cưỡng chế thi hành án dân sự. Hội thảo do TS Nguyễn Văn Tiến (Phó Trưởng khoa Luật Dân sự) chủ trì.

Tại hội thảo, TS Tiến đặt vấn đề hiện đang có sự mâu thuẫn về thẩm quyền chia tài sản chung của vợ chồng giữa tòa án và thi hành án.

Theo TS Tiến, Điều 74 Luật Thi hành án Dân sự (THADS) năm 2008 và Điều 24 Nghị định 62 hướng dẫn Luật THADS quy định đối với tài sản thuộc quyền sở hữu chung của vợ, chồng thì chấp hành viên (CHV) được quyền xác định phần sở hữu của vợ, chồng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, tức CHV được quyền chia tài sản chung của vợ chồng. Tuy nhiên, phía tòa án lại cho rằng đây là việc của tòa chứ không phải của CHV.

TS Nguyễn Văn Tiến (Phó Trưởng khoa Luật Dân sự) phát biểu khai mạc hội thảo. Ảnh: YC

TS Nguyễn Văn Tiến (Phó Trưởng khoa Luật Dân sự) phát biểu khai mạc hội thảo. Ảnh: YC

Trao đổi về các vấn đề này, ông Phan Văn Thụy (Cục THADS TP.HCM) cho biết, theo luật thì CHV có quyền xác định phần sở hữu của vợ, chồng. Và theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, tài sản chung của vợ chồng mỗi người sẽ được chia một nửa. Tuy nhiên, điều này khiến CHV cũng rất rủi ro vì dù chia tỷ lệ 50/50 nhưng tài sản chung của vợ chồng còn phải xét đến công sức đóng góp của mỗi bên vào khối tài sản chung. Vì vậy, ông Thụy cho rằng nên chuyển cho tòa án phân chia.

Cạnh đó, theo ông Thụy, để giảm thiểu các tranh chấp kiện tụng về sau, ngay từ đầu khi thực hiện các giao dịch pháp luật nên quy định vợ và chồng phải cam kết rõ là tài sản chung hay riêng. Như vậy, khi vướng vào kiện tụng hay đến lúc THA đều dễ xử lý.

Rắc rối khi giao con

Tại hội thảo, Luật sư Nguyễn Đức Thắng Ý (Đoàn Luật sư TP.HCM) đặt vấn đề vướng mắc trong thi hành án giao con chưa thành niên.

Luật sư Ý kể về một trường hợp người chồng đem con tới giao cho người vợ tại cơ quan thi hành án. Tuy nhiên, khi giao con xong, lúc ra về thì người chồng bắt con lên xe và chở đi. Người vợ cho rằng người chồng bắt cóc trẻ em bên báo công an nhưng không được xem xét. Vậy lúc này, cơ quan THA có thể cưỡng chế giao con hay không?

Ông Phan Văn Thụy (Cục THADS TP.HCM) phát biểu tại hội thảo. Ảnh: YC
Ông Phan Văn Thụy (Cục THADS TP.HCM) phát biểu tại hội thảo. Ảnh: YC

Một đại biểu khác cũng nêu một trường hợp xảy ra tại tỉnh Long An. CHV đã gặp không ít khó khăn khi thi hành bản án giao con từ người chồng sang vợ. Người chồng không tự nguyện giao con trong khi người vợ thì liên tục “bám” CHV và "ăn vạ" tại cơ quan THA để yêu cầu thi hành theo bản án của tòa.

Sau nhiều lần vận động người chồng đã đem con tới cơ quan THA và đã lập biên bản giao con, CHV cũng đã thực hiện việc giao con bằng cách bồng đứa bé từ người chồng giao cho người vợ. Tuy nhiên, một lúc sau đứa bé lại chạy về bên người chồng và người chồng đã chở đứa bé đi.

Cũng theo vị này, một vụ việc tương tự khác xảy ra ở quận 5, TP.HCM. Người vợ được tòa tuyên được quyền nuôi con nhưng người cha cương quyết không giao và giấu con đi. Cơ quan THA cũng đã nhiều lần vận động bằng nhiều hình thức, thậm chí nhiều lần tới nhà nhưng người chồng đóng cửa.

Đến nay, bản án vẫn chưa được thi hành, người vợ vẫn chưa được giao con vì có thông tin người chồng đã đem con ra nước ngoài. Vậy trong trường hợp này cơ quan THA có chế tài, biện pháp gì hay có đề nghị khởi tố về tội không chấp hành bản án hay không?

Quang cảnh hội thảo. Ảnh: YC

Quang cảnh hội thảo. Ảnh: YC

Trao đổi lại, ông Phan Văn Thụy cho rằng THA giao con chưa thành niên là một chủ thể rất đặc biệt. Đây không phải là tài sản mà đây là con người, “chúng ta không thể giằng xé một đứa bé được”, ông Thụy nói. Theo ông Thụy, CHV cần có “kỹ năng mềm” chứ không thể cứ “căng” theo pháp luật mà làm được.

Ông Thụy kể một vụ giao con từ người vợ sang chồng. Vụ việc này, khi người vợ sinh con thì người cha là người Pháp đã đem đứa bé sang Pháp nuôi dưỡng. Khi người vợ khởi kiện thì tòa tuyên người vợ được quyền nuôi con nhưng do sống với cha từ nhỏ nên đứa bé không chịu theo mẹ. Để thực hiện việc giao con, CHV biết được đứa bé có sở thích Ipad, vì vậy tại buổi giao con, người mẹ phải đưa cho con Ipad thì đứa bé mới chịu theo mẹ về.

Nói thêm về việc nếu đã giao con cho người mẹ nhưng sau đó người cha lại bắt con, theo ông Thụy, trong trường hợp này chỉ có thể khởi kiện, cơ quan THA đã giao xong (đã lập biên bản) thì đã hết trách nhiệm.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm