Trong đó liệt kê sáu người có quyền đề nghị thành lập DNNN gồm: Bộ trưởng, chủ tịch Ủy ban Quản lý, giám sát vốn và tài sản nhà nước tại DN, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, chủ tịch UBND tỉnh, TP trực thuộc trung ương, hội đồng thành viên hoặc chủ tịch công ty của DNNN.
DNNN khi thành lập phải có mức vốn điều lệ trên 100 tỉ đồng. Việc thành lập DNNN được xem xét khi đáp ứng điều kiện như có ngành, lĩnh vực, địa bàn hoạt động thuộc phạm vi đầu tư vốn nhà nước; phù hợp quy hoạch, chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực và vùng kinh tế.
Theo dự thảo này, công ty mẹ trong tập đoàn kinh tế phải có vốn điều lệ trên 10.000 tỉ đồng. Công ty mẹ trong tổng công ty có vốn điều lệ trên 1.800 tỉ đồng. Tập đoàn kinh tế, tổng công ty có không quá ba cấp DN (công ty mẹ, cấp I, cấp II) nhưng dự thảo cũng cho phép và không giới hạn “công ty liên kết”. Công ty mẹ và công ty con có thể góp vốn (dưới mức chi phối) vào công ty liên kết.