Chuỗi 'livestream rác' của bà Phương Hằng: Bao giờ mới xử lý?

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Thời gian qua, bà Nguyễn Phương Hằng liên tục có những hành vi chửi bới, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác. Bà Hằng không chỉ hành xử vậy với một người mà với nhiều người; không chỉ một ngày mà nhiều ngày; không chỉ một cấp độ mà nhiều cấp độ…

Hàng loạt đơn tố giác của các nạn nhân đã được gửi đến các cơ quan chức năng của tỉnh Bình Dương nhưng đến nay… Nguyễn Phương Hằng vẫn cứ tiếp tục làm như vậy. Như thách thức các cơ quan bảo vệ pháp luật.

Khi các hành vi nhục mạ, xúc phạm người khác của Nguyễn Phương Hằng chưa có câu trả lời xác đáng từ các cơ quan chức năng sau cả năm trời thì hành xử của bà Hằng đã biến tướng lên một cấp độ mới.

Ngày 19-3 vừa qua, bà Hằng cho trình chiếu một clip với lời bình vô cùng xấc xược trước khi vào buổi livestream trên mạng xã hội của mình với việc đặt tên chó, ngựa đua theo tên những người phản ứng bà ta trước đó, rồi đưa ra những bình phẩm rất vô văn hóa.

Chuỗi livestream của bà Hằng tạo ra các điểm nóng dư luận, với các phản ứng, chia phe. Sự nhầm lẫn giữa tố cáo, khiếu nại có chứng cứ rõ ràng tới cơ quan chức năng với việc dựng chuyện, suy diễn, vu khống có tính hệ thống của bà Hằng đã tạo ra những tiền lệ tấn công, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác - vốn được pháp luật bảo vệ một cách rất nguy hiểm.

Đây là sự cố ý nhầm lẫn giữa việc lên án cái xấu với việc bôi bẩn, thóa mạ cá nhân, tổ chức và bất kỳ ai có tiếng nói góp phần xây dựng, bảo vệ pháp luật trước các biểu hiện, dấu hiệu vi phạm pháp luật.

Clip đua chó, ngựa với sự tục tĩu gọi tên những người tố cáo bà Hằng có căn cứ là đỉnh điểm của sự xuống cấp văn hóa, công khai vi phạm pháp luật.

Bà Hằng luôn nhấn mạnh mình là doanh nhân, CEO, “là tổng” nhưng biến hình ảnh một sự kiện văn hóa thể thao, của một nơi tự xưng là văn hóa, văn hiến thành một nơi xúc phạm nhân phẩm con người công khai và công nhiên.

Điều lạ là chính quyền và cơ quan tố tụng Bình Dương đã chậm trễ đến khó hiểu trong việc ngăn chặn, xử lý. Nếu việc này tiếp tục rơi vào lặng im thì đây sẽ là tiền đề, biến việc xúc phạm nhân phẩm, công kích tổ chức, cá nhân thành tiền lệ nguy hiểm.

Chúng tôi đã đặt câu hỏi bao giờ chính quyền địa phương mới xử lý nghiêm, dứt điểm hành vi xúc phạm nhân phẩm người khác của bà Hằng? Một lãnh đạo Tỉnh ủy Bình Dương cho biết đang chỉ đạo các cơ quan tố tụng khẩn trương xử lý dứt điểm vụ việc, tránh để việc xúc phạm, nhục mạ nhân phẩm của người khác tiếp tục diễn ra.

Trong diễn biến liên quan, lãnh đạo VKSND tỉnh Bình Dương cho biết cơ quan này đang phối hợp với Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Dương thực hiện các biện pháp nhằm để xử lý các đơn thư tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của Nguyễn Phương Hằng.

“Quan điểm của chúng tôi là xử lý nghiêm các hành vi khi đủ cấu thành tội phạm. Hiện tại, các cơ quan tố tụng vẫn đang tập trung xử lý, không có vùng cấm cho bất kỳ ai vi phạm pháp luật, mọi người đều được pháp luật bảo vệ nếu bị xâm hại” - vị lãnh đạo VKSND tỉnh Bình Dương nhấn mạnh.

Mong rằng điều các vị đã nói trên đây sẽ được thực hiện một cách cụ thể, quyết liệt. Bởi dư luận không thể chấp nhận thêm những gì bà Hằng đã và đang hành xử nữa.

Đừng bỏ lỡ

Ngộ độc thực phẩm có dấu hiệu gia tăng: Cần làm gì?

Ngộ độc thực phẩm có dấu hiệu gia tăng: Cần làm gì?

(PLO)- Vừa qua, tại TP.HCM liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm. Trước những diễn biến này, Th.S-BS Đặng Ngọc Hùng, Viện trưởng Viện nghiên cứu và tư vấn dinh dưỡng TP.HCM, có những khuyến nghị nhằm phòng tránh nguy cơ ngộ độc.

Đọc thêm

Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 - Lựa chọn đúng đắn, mang tính chiến lược của Việt Nam

Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 - Lựa chọn đúng đắn, mang tính chiến lược của Việt Nam LENS

(PLO)- Ban Tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “30 năm Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển có hiệu lực: Từ cam kết đến hành động của Việt Nam” kỳ vọng những góp ý, hiến kế của các nhà khoa học sẽ giúp Việt Nam tiếp tục theo đuổi UNCLOS hiệu quả, nhất là trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Ban tổ chức họp chuẩn bị cho Hội thảo “30 năm Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển có hiệu lực: Từ cam kết đến hành động của Việt Nam”.

Từ cam kết đến hành động của Việt Nam

(PLO)- Trường ĐH Kinh tế - Luật (ĐH Quốc gia TP.HCM) phối hợp cùng báo Pháp Luật TP.HCM tổ chức hội thảo khoa học quốc gia “30 năm Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển có hiệu lực: Từ cam kết đến hành động của Việt Nam” vào sáng nay (15-11).

PGS-TS Ngô Hữu Phước

3 thách thức với UNCLOS trong thế kỷ 21

(PLO)- Bên cạnh những đóng góp vô cùng to lớn trong hệ thống luật pháp quốc tế, UNCLOS năm 1982 vẫn đang đối diện với một số thách thức, yêu cầu thực tiễn trong việc điều chỉnh, bổ sung, thêm các thỏa thuận mới để hoàn thiện hơn nữa.