Thủ tướng: Công nghiệp văn hoá dần trở thành các ngành dịch vụ quan trọng

(PLO)- Phát biểu tại hội nghị đầu tiên về công nghiệp văn hoá, Thủ tướng đánh giá, so với một số ngành khác thì các ngành này ở nước ta vẫn chưa phát huy được hết tiềm năng, lợi thế.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Ngày 22-12, tại Hà Nội, đã diễn ra Hội nghị toàn quốc về phát triển các ngành công nghiệp văn hoá Việt Nam. Đây là hội nghị đầu tiên, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về phát triển các ngành công nghiệp văn hoá Việt Nam.

Công nghiệp văn hoá là gì?

Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính bày tỏ: Văn hoá Việt Nam là kết tinh thành quả của hàng nghìn năm văn hiến, lao động sáng tạo, đấu tranh kiên cường dựng nước và giữ nước của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, là kết quả giao lưu và tiếp thụ tinh hoa của nhiều nền văn hóa thế giới để không ngừng hoàn thiện mình và phát triển.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại hội nghị về công nghiệp văn hoá.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại hội nghị về công nghiệp văn hoá.

Thủ tướng cho biết nói về công nghiệp văn hoá là đề cập đến các ngành công nghiệp sản xuất ra các sản phẩm mang tính nghệ thuật và sáng tạo, có bản chất vật thể hoặc phi vật thể; thông qua khai thác những giá trị văn hóa cùng những sản phẩm và dịch vụ có tính trí tuệ, có ý nghĩa xã hội và văn hoá để thu về những nguồn lợi kinh tế.

Trên thế giới, phát triển công nghiệp văn hoá đang diễn ra mạnh mẽ, là xu thế và dần trở thành động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội của các quốc gia. Việt Nam được đánh giá có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển công nghiệp văn hoá.

Những năm qua, Đảng, Nhà nước đã ban hành và triển khai hiệu quả nhiều chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật để phát triển văn hóa và công nghiệp văn hoá.

Thủ tướng nhận định với sự đặc biệt quan tâm của Đảng, Nhà nước và sự vào cuộc của các cấp, các ngành, các địa phương, thời gian qua các ngành công nghiệp văn hoá dần trở thành những ngành kinh tế dịch vụ quan trọng; sự đầu tư nguồn vốn vào các ngành công nghiệp văn hoá đã thúc đẩy thị trường công nghiệp văn hoá có những bước tiến mới, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội.

thu-tuong-cong-nghiep-van-hoa-nuoc-ta-van-chua-phat-huy-duoc-het-tiem-nang-loi-the-9737.jpg
Hội nghị kết hợp trực tuyến tới các điểm cầu ở các địa phương.

Chưa phát huy hết tiềm năng, lợi thế

Tuy nhiên, so với một số ngành khác thì các ngành công nghiệp văn hoá nước ta vẫn chưa phát huy được hết tiềm năng, lợi thế.

Thủ tướng nêu rõ, để công nghiệp văn hoá nước ta sớm phát triển nhanh, bền vững, khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh, cần có sự chuyển biến mạnh mẽ từ nhận thức, tư duy đến hành động, đổi mới tư duy, đột phá trong cách làm, xây dựng ngành công nghiệp văn hoá Việt Nam "Sáng tạo - Bản sắc - Độc đáo - Chuyên nghiệp - Cạnh tranh, trên nền tảng văn hóa Dân tộc – Khoa học – Đại chúng" của Đề cương Văn hóa Việt Nam năm 1943.

Tại hội nghị, Thủ tướng đề nghị cần triển khai kế hoạc phát triển công nghiệp văn hoá đồng bộ các giải pháp về quy hoạch, thị trường, khoa học công nghệ, huy động sự tham gia của doanh nghiệp, ngân hàng, thu hút nguồn lực hợp tác công tư.

Đồng thời, Thủ tướng đề nghị các đại biểu cho ý kiến về đề xuất của Bộ VH-TT&DL ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành, quy định phù hợp.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm