Những năm 1960, ngay cả ở châu Âu, mỗi gia đình cũng chỉ một chiếc TV, nay mỗi thành viên gia đình xung quanh trong tầm tay cũng có đến vài ba thiết bị IT để tương tác. Đó là “kho báu” đặc biệt của thời công nghệ số và tiếp thị thể thao.
Toàn cảnh buổi hội thảo về Sport Marketing.
Buổi hội thảo về “Tiếp thị thể thao và Truyền thông đến với người hâm mộ” có nhiều đáng suy ngẫm và phải hành động ngay bởi đó là “kho báu” còn khai thác rất… nham nhở ở Việt Nam.
Thể thao Việt Nam nói chung và bóng đá nói riêng đang trong giai đoạn thành công. Nó có ý nghĩa vượt lên trên ngành thể thao, nền bóng đá, nó trở thành yếu tố kinh tế mà hiện nay chưa khai thác hết tiềm năng nó đã mang lại.
Các diễn giả tại hội thảo
“Tiếp thị thể thao” - cụm từ nghe rất quen và “Truyền thông đến với người hâm mộ” nghe cũng không mới. Nhưng thực chất hiểu hết và đi sâu tìm hiểu và khai thác hết những gì nó mang lại thì chưa nhiều ở Việt Nam. Đó là điều mà hội thảo này diễn ra.
Theo con số thống kê mỗi tháng các clip liên quan đến CLB HA Gia Lai có 9,1 triệu lượt người vào xem, CLB Hà Nội có 6,4 triệu lượt người xem. Đó là “nguồn tài nguyên” khổng lồ trong tiếp thị thể thao thời kỹ thuật số, nhưng hiện nay tiềm năng này vẫn chưa khai thác hết yếu tố thương mại mà nó đã mang đến.
Hội thảo mở ra nhiều suy nghĩ tích cực về cơ hội
Điều này thì các CLB châu Âu đã và đang khai thác rất triệt để.
Diễn giả Kevin Sim, Giám đốc khu vực giải đấu Bundesliga APAC của Đức, nêu những khác biệt giải đấu Đức những năm đầu 1960 đến bây giờ.
Từ trang phục cầu thủ, ngoại hình, tóc tai đến lối chơi bóng đá và thời đó mỗi gia đình chỉ có một TV. Nhưng bây giờ khác rất xa, cầu thủ ăn mặc đẹp, đá bóng giỏi, có ngoại hình, đặc biệt mỗi một người có thể xung quanh mình nào là điện thoại thông minh, laptop, iPad, TV… tất nhiên tính hiệu quả của nó sẽ rất cao nếu tận dụng “nguồn tài nguyên này”.
Các diễn giả đi vào chi tiết các loại hình tiếp thị thể thao thời công nghệ số
Một cầu thủ như Công Phượng, Quang Hải… có bao nhiêu fan hâm mộ? Chúng ta tạo ra một hình sáp hay tượng về những cầu thủ nổi tiếng với những điệu bộ đặc trưng. Xung quanh bức tượng (hình nộm) là những thương hiệu quảng cáo. Rồi chúng ta làm clip đưa lên mạng xã hội, nó sẽ thu hút, kích thích các fan xem đó là cầu thủ nào. Đó chỉ là một trong hàng ngàn phương án trong tiếp thị thể thao thời kỹ thuật số.
Thể thao Việt Nam nói chung và bóng đá Việt Nam đang trong thời kỳ thành công. Nó đang mở ra một hướng phát triển lẫn khai thác vượt ngoài tầm của kinh tế thể thao mà còn ý nghĩa cả trong kinh tế.
Cuộc hội thảo này do công ty cổ phần giải pháp truyền hình Thế hệ mới Next Media tổ chức để có một đánh giá đúng và hành động kịp thời, không bỏ phí tiềm năng… đó là mục tiêu hàng đầu.