Theo đó, UBND TP.HCM kiến nghị Bộ Tài chính trình Chính phủ đưa loại hình kinh doanh dịch vụ đòi nợ vào danh mục ngành nghề cấm kinh doanh.
Theo UBND TP.HCM, quan hệ nợ là hợp đồng dân sự hoặc hợp đồng kinh tế. Khi có tranh chấp, các bên tham gia tự thỏa thuận hoặc khởi kiện ra tòa để giải quyết. Đối với các vụ việc đã có quyết định, bản án có hiệu lực pháp luật thì cơ quan thi hành án, thừa phát lại thi hành.
Mặt khác, việc cho phép hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ hoạt động hợp pháp vô tình là kẽ hở để một số đối tượng núp bóng, câu kết giữa các công ty tài chính, công ty đòi nợ và các đối tượng hình sự, các băng nhóm tại địa phương gây phức tạp về an ninh trật tự.
Còn nếu không đưa loại hình kinh doanh này vào danh mục cấm kinh doanh, UBND TP.HCM kiến nghị Bộ Tài chính tham mưu Chính phủ sửa đổi Nghị định 104/2007 về kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
Cũng theo UBND TP, tình hình hoạt động kinh doanh đòi nợ vẫn diễn biến phức tạp, một số vụ việc có dấu hiệu câu kết băng nhóm gây mất an ninh trật tự. Các đối tượng núp bóng các doanh nghiệp có chức năng cho vay tài chính, dịch vụ đòi nợ, tạo vỏ bọc để tổ chức hoạt động cho vay “tín dụng đen” nhằm thu lợi bất chính. Nếu các con nợ không trả nợ đúng hẹn, họ thường sử dụng nhân viên hoặc thuê những người có tiền án, tiền sự đòi nợ trái pháp luật, làm sợ hãi hoặc gây hoang mang, thiệt hại kinh tế, mất uy tín cho nạn nhân và gia đình nạn nhân.
Nguyên nhân của tình trạng này xuất phát từ một bộ phận người dân có nhu cầu vay vốn nhanh không cần thế chấp tài sản. Bên cạnh đó, một bộ phận không nhỏ thanh thiếu niên xuống cấp về đạo đức, tham gia các hoạt động cờ bạc, cá độ bóng đá, ma túy... hoặc do nhu cầu bất hợp pháp đã tìm đến cơ sở hoạt động cho vay “tín dụng đen”. Khi không có khả năng chi trả thì phát sinh hệ lụy đòi nợ trái pháp luật.
Trước đây, tháng 9-2018, TP.HCM cũng đã kiến nghị đưa loại hình hoạt động đòi nợ vào danh mục ngành nghề cấm kinh doanh bởi hầu hết các công ty đòi nợ thuê đang biến tướng, có dấu hiệu câu kết băng nhóm xã hội đen gây mất an ninh trật tự…
67 công ty thu hồi nợ, trong đó 45 công ty được cấp giấy phép hoạt động tại TP.HCM. Tuy nhiên, tất cả công ty thu hồi nợ khi đi vào hoạt động đều sai nguyên tắc, sai với giấy phép quy định đăng ký nhân viên thu hồi nợ. Thượng tá NGUYỄN ĐĂNG NAM, Trưởng phòng Cảnh sát hình sự Công an TP.HCM, thông tin trong cuộc họp báo về vụ phở Hòa chiều 5-8 |