Sự sụt giảm này chủ yếu do lượng kiều hối từ Mỹ về thành phố giảm. Nguyên nhân sự sụt giảm là do Fed dự kiến sẽ tăng lãi suất USD trong cuộc họp vào tháng 12 này.
“Ngoài ra, việc Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) không diễn biến thuận lợi khiến việc chuyển kiều hối từ Mỹ về đầu tư vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh để đón đầu TPP được cân nhắc, tính toán thận trọng hơn”, NHNN cho biết.
Tính đến cuối quí III/2016, 71,9% kiều hối về thành phố được chuyển thành vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, 21,9% cho lĩnh vực bất động sản, 6,2% nhằm tháo gỡ khó khăn cho gia đình.
Trong những năm qua, lượng kiều hối về TP. HCM thường tăng 10%/năm. Tuy nhiên, do những diễn biến không thuận lợi về kinh tế, chính trị trên thế giới trong thời gian gần đây nên lượng kiều hối chuyển về thành phố năm 2016 dự kiến sẽ giảm khoảng 500 triệu USD so với năm 2015.
Trong khoảng thời gian từ năm 2012 - 2015, kiếu hối về TP. HCM liên tục gia tăng thêm khoảng 10%/năm, từ mức 4,1 tỷ USD năm 2012 lên 4,85 tỉ USD vào năm 2013, 5 tỉ USD vào 2014 và 5,5 tỉ USD vào năm 2015. Lượng kiều hối về thành phố thường chiếm tới 50% tổng kiều hối về Việt Nam.
Dù nguồn kiều hối đổ về Việt Nam có thấp hơn so với dự báo hồi đầu năm song tỷ giá vẫn nằm trong tầm kiềm soát và Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng can thiệp thị trường khi cần thiết. Bởi lẽ nguồn cung ngoại tệ đổ về Việt Nam không chỉ đến từ kiều hối, ngoài ra còn đến từ việc giải ngân vốn FDI, xuất khẩu, du lịch....
Theo Báo cáo tình hình kinh tế tháng 11 và 11 tháng đầu năm 2016 mà Uỷ ban giám sát tài chính quốc gia (UBGSTCQG) mới công bố, nhận định rằng, cán cân thương mại cả năm dự báo sẽ vẫn thặng dư, nên biến động tỷ giá trong tháng 11 chỉ là tạm thời.
UBGSTCQG cho biết, tỷ giá ngân hàng thương mại và thị trường phi chính thức tăng trở lại sau một thời gian dài ổn định nguyên nhân do USD liên tục lên giá so với các đồng tiền chủ chốt, nhất là sau khi ông Trump đắc cử Tổng thống Mỹ.
Noài ra, cầu ngoại tệ tăng trở lại theo yếu tố mùa vụ nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán về cuối năm (kim ngạch nhập khẩu hàng hoá đã chấm dứt xu hướng giảm so với năm trước) và đón đầu khả năng FED tăng lãi suất vào tháng 12 cũng tạo áp lực lên tỷ giá.