TP.HCM đề xuất nhiều cơ chế đặc thù để phát triển kinh tế. Ảnh: Internet
Theo đó, TP.HCM xin được tự chủ về biên chế của bộ máy hành chính và thu nhập của đội ngũ cán bộ, công chức và người làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước.
Theo đó, TP sẽ thực hiện quyết định mức trả thu nhập cho cán bộ, công chức và người làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước với mức bình quân bằng khoảng hai lần thu nhập bình quân của công chức, viên chức cả nước, phản ánh năng suất lao động của TP so với bình quân cả nước (gấp 2,7 lần) và năng suất lao động của công chức, người làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước của TP so với bình quân cả nước (gấp 1,5 lần). Mục đích, theo TP.HCM là để thu hút các chuyên gia, tài năng đặc biệt cho TP được tự quyết định mức thu nhập phù hợp.
Công thức phân bổ ngân sách cho TP không hợp lý Theo TP.HCM, hiện nay địa phương có tỉ lệ nộp thu ngân sách về trung ương cao nhất cả nước, song có mức chi ngân sách quá thấp, không đảm bảo phát triển nhanh, bền vững. Tỉ lệ phân chia các khoản thu giữa ngân sách trung ương và ngân sách TP.HCM ngày càng bị cắt giảm từ 33% năm 2003 đến giai đoạn 2017-2020 chỉ còn 18%. Trong khi đó, TP.HCM đóng góp đến 27,8% ngân sách cả nước năm 2016. Nghĩa là trong khi TP.HCM đóng góp đến 21,6% GDP và 27,8% tổng thu ngân sách cả nước và có dân số chiếm 9,1% dân số cả nước thì chỉ được hưởng có 4,8% ngân sách cả nước dành cho các địa phương. Theo TP.HCM, công thức này rõ ràng không phù hợp với nguyên tắc phát triển bền vững, nuôi dưỡng nguồn thu, đầu tư cho phát triển tương xứng với đóng góp và quy mô dân số của TP.HCM trong hiện tại để TP.HCM có thể tiếp tục đóng góp nhiều hơn cho ngân sách chung cả nước trong tương lai. |