TP.HCM và nhiều nơi sắp quan sát được nguyệt thực toàn phần

(PLO)- Chiều tối ngày 8-11, nhiều nơi ở Việt Nam trong đó có TP.HCM sẽ xuất hiện hiện tượng nguyệt thực toàn.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Theo Hội Thiên văn và Vũ trụ học Việt Nam (VACA), nhiều nơi ở Việt Nam sẽ quan sát được một phần pha toàn phần của nguyệt thực.

Nguyệt thực diễn ra vào tối 8-11 có tổng thời lượng từ khi bắt đầu cho tới khi kết thúc pha một phần kéo dài tới 3 giờ 40 phút, nếu tính cả pha nửa tối thì tổng thời lượng của hiện tượng lên tới gần 6 giờ.

Trong đó, giai đoạn đáng chú ý nhất của hiện tượng là pha toàn phần kéo dài xấp xỉ 1 giờ 25 phút.

Tại Hà Nội, mặt trăng mọc lúc 17 giờ 12 phút, còn ở TP.HCM là 17 giờ 22 phút (các tỉnh và thành phố khác dao động một vài phút).

Nhiều nơi ở Việt Nam có thể quan sát được nguyệt thực toàn phần. Ảnh: Giuseppe Donatiello.

Nhiều nơi ở Việt Nam có thể quan sát được nguyệt thực toàn phần. Ảnh: Giuseppe Donatiello.

Nguyệt thực toàn phần là hiện tượng đáng chú ý vì mặc dù nguyệt thực không hiếm nhưng việc quan sát được pha toàn phần vẫn là một điều khá đặc biệt đối với người yêu thích thiên văn.

Lần tiếp theo có thể quan sát nguyệt thực toàn phần từ Việt Nam sẽ là tháng 9-2025.

Nguyệt thực là hiện tượng xảy ra khi mặt trời, trái đất và mặt trăng nằm thẳng hàng (hoặc gần như thẳng hàng) với trái đất nằm giữa.

Vào thời điểm này, mặt trăng đi vào vùng bóng tối phía sau trái đất và chỉ nhận được một phần ánh sáng từ mặt trời so với khi nó không đi vào khu vực này. Vì vậy, một phần hoặc toàn bộ mặt trăng sẽ tối hơn bình thường và có màu đỏ thẫm.

Theo VACA, nguyệt thực là một hiện tượng không quá hiếm (gần như năm nào cũng có ít nhất một lần có nguyệt thực một phần, toàn phần hoặc nửa tối) và rất dễ quan sát ngay cả khi không có dụng cụ nào hỗ trợ. Tuy vậy, nó vẫn luôn là một hiện tượng quang học thú vị và thu hút được sự chú ý của nhiều người.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm