Trao tặng 39 giải Liên hoan Nghệ thuật Múa mở rộng năm 2022

(PLO)- NSND Hà Thế Dũng đánh giá cao các tác phẩm tham dự liên hoan lần này, tuy không tăng về số lượng nhưng chất lượng mỗi tác phẩm đều đem đến cho liên hoan một diện mạo mới.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Tối 27-10, tại Nhà hát TP.HCM, Hội Nghệ sĩ Múa TP phối hợp cùng Sở Văn hóa – Thể thao TP tổ chức lễ tổng kết và trao giải Liên hoan Nghệ thuật Múa TP.HCM mở rộng lần thứ 7 - năm 2022.

Liên hoan lần này có sự tham gia của hơn 150 diễn viên thuộc 20 đoàn, vũ đoàn múa công lập và ngoài công lập của TP, các tỉnh, thành phía Nam với gần 50 tác phẩm đủ các thể loại như: Múa dân gian, múa cổ điển, múa hiện đại...

Tác phẩm “Mắt bão” của công ty Múa SCBC Việt Nam. Ảnh VÕ THƠ
Tác phẩm “Mắt bão” của công ty Múa SCBC Việt Nam. Ảnh VÕ THƠ

Phát biểu tại đêm trao giải, NSND Hà Thế Dũng, Phó Chủ tịch Hội Nghệ sĩ múa TP.HCM, Chủ tịch Hội đồng giám khảo liên hoan cho biết, các tác phẩm tham dự liên hoan lần này không tăng về số lượng nhưng chất lượng mỗi tác phẩm đều đem đến cho liên hoan một diện mạo mới.

NSND Hà Thế Dũng, Phó Chủ tịch Hội Nghệ sĩ múa TP.HCM. Ảnh VÕ THƠ

NSND Hà Thế Dũng, Phó Chủ tịch Hội Nghệ sĩ múa TP.HCM. Ảnh VÕ THƠ

“Mỗi tác phẩm dự thi đều có chủ đề thiết thực, màu sắc vùng miền rõ nét, bố cục, thiết kế sân khấu, trang phục phù hợp. Tất cả các tác phẩm được xây dựng rất công phu từ ý tưởng, nội dung với sự lựa chọn âm nhạc nhiều cảm xúc.

Trong đó, nhiều đề tài mới được xây dựng mới cho thấy rõ tính tích cực của đội ngũ văn, nghệ sĩ trẻ ngành múa hôm nay được giới chuyên môn đánh giá cao như tác phẩm: Vòng tay, Vũ nông, Mắt bão, Xanh dương...", ông Dũng nhận xét.

Tác phẩm “Khai” của vũ đoàn Việt Hảo. Ảnh VÕ THƠ

Tác phẩm “Khai” của vũ đoàn Việt Hảo. Ảnh VÕ THƠ

NSND Hà Thế Dũng cho biết Liên hoan năm nay thể loại múa đương đại chiếm ưu thế, thể loại múa dân gian dân tộc, múa truyền thống tuy không nhiều nhưng được chọn lọc, đầu tư. Hình thức múa ít người chiếm tỷ lệ cao, thể loại phong phú, bám sát chủ đề vùng miền cho thấy diện mạo muôn màu khởi sắc góp mặt tại liên hoan.

Tác phẩm “Ba tư năm sáu bảy” đến từ CLB VNXK, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG TP.HCM. Ảnh VÕ THƠ

Tác phẩm “Ba tư năm sáu bảy” đến từ CLB VNXK, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG TP.HCM. Ảnh VÕ THƠ

Bên cạnh ông cũng nêu lên hiện trạng nhiều tác phẩm sử dụng âm nhạc nước ngoài và vận dụng đồng thời nhiều sự kết hợp một số loại hình nghệ thuật khác trong tác phẩm múa.

Một số tác phẩm chưa đánh giá được giá trị thực tiễn của liên hoan, chưa có sự đầu tư tương xứng. Ngoài ra, đội ngũ sáng tạo còn biểu hiện thiếu kỹ năng nghề dẫn đến kết nối nội dung còn thể hiện theo lối mòn, chưa mạnh dạn xoá bỏ suy nghĩ "an toàn" khi xây dựng tác phẩm.

Nhận được giải A tại liên hoan lần này, diễn viên múa Thạch Hiểu Lăng, Nhà hát Giao hưởng Nhạc Vũ kịch TP.HCM cho biết đây là giải A đầu tiên trong suốt khoảng thời gian đi múa đến hiện tại.

“Với tác phẩm "2 thương 1 chờ" em không có sử dụng đạo cụ nhiều chủ yếu thiên về cảm xúc do đó, ngoài yếu tố kỹ thuật múa em còn phải chú trọng tâm lý nhân vật sao cho chạm đến cảm xúc người xem nữa.

Để hoàn thành tiết mục này em đã tốn khoảng 1 tháng để luyện tập do đó khi nhận được giải A này, bản thân em rất bất ngờ và xúc động và không thể tả được hết niềm vui lúc này”- Hiểu Lăng chia sẻ.

BTC trao giải cho các tập thể và cá nhân đoạt giải trong Liên hoan Nghệ thuật Múa mở rộng năm 2022. Ảnh VÕ THƠ
BTC trao giải cho các tập thể và cá nhân đoạt giải trong Liên hoan Nghệ thuật Múa mở rộng năm 2022. Ảnh VÕ THƠ

Qua ba đêm diễn từ ngày 24 đến 26-10, ban tổ chức chọn lựa ra và trao tặng 12 giải cá nhân bao gồm 5 giải C, 4 giải B, 3 giải A; 21 giải tập bao gồm 5 giải A, 7 giải B, 9 giải C, đồng thời trao tặng 6 giải diễn viên triển vọng cho có các cá nhân xuất sắc với tổng giá trị 20 triệu đồng.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm