Cụ thể, để chuẩn bị tốt cho việc triển khai Thông tư 22, Bộ GD&ĐT yêu cầu các trường ĐH, CĐ có đào tạo giáo viên tiểu học, các Sở GD&ĐT thực hiện các công việc sau: Trường ĐH Sư phạm Hà Nội chủ trì, phối hợp với các trường ĐH sư phạm: Xây dựng nội dung, kế hoạch tập huấn trình bộ trưởng Bộ GD&ĐT phê duyệt trước ngày 7-10-2016;
Xây dựng tài liệu tập huấn thực hiện Thông tư 22 trình Bộ GD&ĐT thẩm định trước ngày 12-10-2016;
Việc tổ chức tập huấn cho giảng viên cốt cán các trường ĐH, CĐ có đào tạo giáo viên tiểu học, hoàn thành trước ngày 22-10-2016.
Thông tư 22 sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 6-11-2016.
Các trường ĐH, CĐ có đào tạo giáo viên tiểu học phối hợp với các Sở GD&ĐT, tổ chức tập huấn thực hiện Thông tư 22 cho giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục tiểu học trên địa bàn. Hỗ trợ giải đáp các vướng mắc cho các đối tượng tham gia trong quá trình thực hiện đánh giá học sinh tiểu học trên địa bàn.
Ngoài ra, các Sở GD&ĐT phải xây dựng kế hoạch tập huấn; chỉ đạo các phòng GD&ĐT hướng dẫn các trường tổ chức cho cán bộ quản lý, giáo viên thảo luận và chuẩn bị các vấn đề còn băn khoăn, chưa rõ trong Thông tư 22 để trao đổi, chia sẻ trong quá trình tham gia tập huấn; chủ trì phối hợp với các trường ĐH, CĐ có đào tạo giáo viên tiểu học tổ chức tập huấn thực hiện Thông tư 22 cho giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục tiểu học tại địa phương, hoàn thành trước ngày 6-11-2016.
Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, cha mẹ học sinh về đánh giá học sinh tiểu học quy định tại Thông tư 22.
Chỉ đạo các Phòng GD&ĐT hướng dẫn các nhà trường, giáo viên tiếp tục thực hiện Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28-8-2014 và Thông tư 22 khi có hiệu lực;
Chịu trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, giải quyết khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện thông tư này tại địa phương; báo cáo kết quả thực hiện về Bộ GD&ĐT vào cuối học kỳ 1 và cuối năm học.
Thông tư 22 sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 6-11-2016.