“Trong đợt dịch COVID-19 mới đây, thực tế cho thấy đã có trường cho học sinh, sinh viên nghỉ học vì phát hiện có trường hợp tiếp xúc với người nghi nhiễm COVID-19 đang theo học tại trường, tạo ra tâm lý hoang mang cho nhiều người.
Điều này xảy ra là do không ít người hiểu chưa rõ về các trường hợp F1, F2” - BSCK2 Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), nói với Pháp Luật TP.HCM vào chiều 4-12.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM đang xét nghiệm mẫu COVID-19. Ảnh: TRẦN NGỌC
Như thế nào là tiếp xúc gần?
Theo ông Dũng, TP.HCM hiện ghi nhận bốn ca bệnh COVID-19 ngoài cộng đồng, gồm các bệnh nhân (BN) 1342, 1347, 1348 và 1349. Đến nay, HCDC điều tra và ghi nhận tổng cộng 861 trường hợp có tiếp xúc (thường gọi tắt là F1) với ca bệnh (gọi tắt là F0) và 1.671 trường hợp tiếp xúc với người tiếp xúc (gọi tắt là F2).
“Đối với F1, trong 861 trường hợp thì có 260 trường hợp tiếp xúc gần và 601 trường hợp còn lại là tiếp xúc xa. Theo quy định của Bộ Y tế về giám sát đối với COVID-19, tiếp xúc gần và tiếp xúc với tiếp xúc gần là hai nhóm được quan tâm và thuộc diện được giám sát. Riêng nhóm tiếp xúc xa (cho dù thuộc diện F1) nhưng không thuộc diện giám sát bởi nguy cơ nhiễm bệnh gần như không có” - ông Dũng cho biết thêm.
Khảo sát cho thấy trong đợt dịch COVID-19 trước đây, trung bình một ca bệnh (F0) có khoảng 100 trường hợp tiếp xúc gần.
“Trong bốn ca bệnh hiện tại có 260 trường hợp tiếp xúc gần là khá hợp lý vì BN1348 chỉ một tuổi nên số người tiếp xúc gần rất ít. Trong Quyết định 3468 của Bộ Y tế hướng dẫn giám sát và phòng, chống COVID-19, những trường hợp tiếp xúc gần bao gồm sống chung nhà, học chung lớp, đi chơi chung, sinh hoạt tập thể, ngồi chung bàn tiệc, nói chuyện không mang khẩu trang trong phạm vi 2 m, trong vòng hai hàng ghế trước và sau trên máy bay…” - ông Dũng nói.
(PLO)- Với tình hình như hiện nay chúng ta đã hiểu như thế nào là F1, F2 chưa? Hay khi nào là F3, F4? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu thêm nhé.
Các F2 chỉ phải cách ly tạm thời
Về nguyên tắc, những trường hợp tiếp xúc gần có nguy cơ nhiễm cao nhất. Do vậy, 260 trường hợp này đã thực hiện cách ly tập trung. Riêng đối với 601 trường hợp tiếp xúc xa hiện nay được giám sát và cũng tiếp tục được cho thực hiện cách ly tập trung theo tinh thần chỉ đạo của TP.HCM.
Các trường hợp tiếp xúc gần cần được quan tâm, giám sát chặt chẽ và phải được cách ly tập trung.
Người tiếp xúc với người tiếp xúc (tiếp xúc vòng 2) cách ly tại nhà tạm thời và được giải tỏa khi người tiếp xúc có kết quả xét nghiệm âm tính.
“Đối với 1.671 trường hợp tiếp xúc với tiếp xúc (F2), tất cả thực hiện cách ly tạm thời ở nhà. Kết quả xét nghiệm nếu trường hợp F1 âm tính thì F2 được giải tỏa, có thể sinh hoạt bình thường nhưng vẫn tự theo dõi sức khỏe, thực hiện nghiêm thông điệp 5K của Bộ Y tế. Một khi có dấu hiệu bất thường thì F2 phải khai báo để lấy mẫu xét nghiệm giám sát” - ông Nguyễn Trí Dũng lưu ý.
Trước đây, F2 không thuộc diện lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2. Tuy nhiên, thực hiện chỉ đạo giám sát mở rộng của TP.HCM, hiện nay F2 vẫn phải lấy mẫu xét nghiệm để tầm soát COVID-19. Điều này khiến mọi người có thể lo lắng nhầm tưởng đây là đối tượng nghi ngờ nhiễm nên phải lấy mẫu.
“Những trường học có người bệnh vào (cụ thể như BN1347 dạy ở trung tâm Anh ngữ quận 10 và quận Tân Bình) được xem như ổ lây nhiễm COVID-19 nên phải đóng cửa để khử khuẩn, điều tra, xử lý trong một thời hạn theo quy định.
Tuy nhiên, nếu F2 đang theo học ở trường thì chỉ cần cách ly tạm thời tại nhà người này và chờ kết quả xét nghiệm F1, không nhất thiết phải đóng cửa toàn trường. Lo lắng là đúng nhưng chúng ta cần bình tĩnh thực hiện theo hướng dẫn của đơn vị phòng dịch trên địa bàn, tránh nâng cao cảnh giác quá mức không cần thiết có thể ảnh hưởng chung đến tâm lý của cộng đồng” - ông Dũng nói.
HCDC không khuyến cáo các trường phải đóng cửa khi có F2 theo học. Tuy nhiên, F2 phải tạm nghỉ học và cách ly tạm thời ở nhà, chờ kết quả xét nghiệm của tiếp xúc gần và của chính mình.
“Điều đáng lưu ý, cách ly tạm thời tại nhà không buộc phải thực hiện đúng 14 ngày. Nếu kết quả xét nghiệm của tiếp xúc gần và chính mình âm tính với SARS-CoV-2 thì F2 có thể trở lại trường ngay” - ông Dũng nói thêm.
Bình tĩnh thực hiện thông điệp 5K của Bộ Y tế
Liên quan đến bốn ca bệnh COVID-19, BN1342 trước khi xét nghiệm dương tính có xuất hiện nhẹ một số triệu chứng như mệt mỏi, nghẹt mũi, đau họng, khạc đàm, giảm vị giác. Ba BN còn lại (1347, 1348 và 1349) không có triệu chứng của bệnh COVID-19. Hiện cả bốn BN sức khỏe đều ổn định, không có triệu chứng bất thường.
Mọi người dân cần chủ động, bình tĩnh thực hiện theo thông điệp 5K của Bộ Y tế; thực hiện nghiêm chỉnh công điện của Thủ tướng và hướng dẫn của cơ quan phòng dịch tại địa phương; theo dõi các hướng dẫn và các thông tin y tế từ các cơ quan chuyên môn có chức năng phòng, chống dịch.
Thông điệp 5K bao gồm: Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tụ tập đông người - Khai báo y tế.
BSCK2 NGUYỄN TRÍ DŨNG, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM
(PLO)- Chuyến thăm của Tổng Bí thư Tô Lâm là dấu mốc lịch sử, mở ra giai đoạn mới trong quan hệ hữu nghị hợp tác giữa Việt Nam và Kazakhstan, với việc hai bên nhất trí nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược.
(PLO)- Giáo sư Đặng Lương Mô được xem là người tiên phong phát triển ngành vi mạch tại Việt Nam. Ông là nhà giáo duy nhất vừa được tôn vinh có nhiều cống hiến trong sự phát triển của TP.HCM trong 50 năm qua.
(PLO)- Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói rất khuyến khích các địa phương dành nguồn lực hỗ trợ cho nhà giáo, như TP.HCM vừa qua đã hỗ trợ giúp đời sống giáo viên đỡ khó khăn hơn.
(PLO)- Nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng Luật Nhà giáo cần có quy định để hạn chế việc giáo viên gợi ý học sinh học thêm, hoặc ép buộc người học tham gia học thêm dưới mọi hình thức...
(PLO)- Dự thảo Luật Nhà giáo quy định lương của nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và có thêm phụ cấp tùy theo tính chất công việc, theo vùng.
(PLO)- Từ hôm nay (5-5), học sinh trên cả nước đăng ký thi vào lớp 10 tại 3 trường chuyên của TP.HCM gồm Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa và Trường Phổ thông Năng khiếu.
(PLO)- Tính đến hết kỳ I năm học 2024-2025, cả nước còn khoảng 60.000 biên chế giáo viên được giao chưa tuyển dụng, trong khi vẫn thiếu hơn 120.000 giáo viên các cấp.
(PLO)- Trường Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH) vừa chính thức xác nhận có sinh viên của trường đã có thái độ không phù hợp với các cựu chiến binh tại Lễ kỷ niệm 30-4.
(PLO)- Từ tháng 5-2025, 3 chính sách giáo dục quan trọng liên quan đến liên kết đào tạo, tuyển sinh đại học và hỗ trợ học sinh bán trú chính thức có hiệu lực.
(PLO)- Trong chuỗi hoạt động Thành phố Hồ Chí Minh – Thành phố của em "Vui sao nước mắt lại trào!", cô trò trường THPT Hùng Vương cùng hoà giọng hát hưởng ứng đại lễ 30-4.
(PLO)- Trong nhiều nhà giáo được vinh danh cống hiến vì sự phát triển TP.HCM, có người đã mất, có những người dù lớn tuổi vẫn miệt mài đóng góp cho giáo dục và nghiên cứu khoa học.
(PLO)- Phó Thủ tướng Lê Thành Long yêu cầu tiếp tục có văn bản chỉ đạo và các hoạt động cụ thể đối với tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025, không nêu chung chung.