Trường tiểu học dạy nhạc dân tộc

Loại đàn trên cùng với đàn kìm, đàn cò, đàn tranh và đàn bầu - là những loại đàn trong ban nhạc Đờn ca tài tử Nam bộ (gồm) vừa được Tổ chức Giáo dục Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp quốc (Unesco) công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại - đã được đưa vào thư việc Trường Lạc Long Quân phục vụ việc dạy, học và sử dụng cho giáo viên, học sinh nhà trường.

Trường tiểu học dạy nhạc dân tộc ảnh 1
Bé Lương Ngô Uyên Phúc học sinh trường Tiểu học Lạc Long Quân biểu diễn thuần thục đàn tranh. Ảnh: MP

Cùng phòng triển lãm và dụng nhạc cụ dân tộc trên, trong ngày 24-2 nhà trường cũng đưa vào sử dụng các phòng học Tiếng Anh, phòng chiếu phim, phòng tư vấn tâm lý, sân khấu hóa thông qua từng câu chuyện… ở thư viện của nhà trường.

Trường tiểu học dạy nhạc dân tộc ảnh 2Thư viện Trường Tiểu học Lạc Long Quân là thư viện hiện đại đầu tiên trên cả nước đã đưa vào sử dụng từ ngày 24-2. Ảnh: MP 

Theo ông Nguyễn Quang Vinh, Trưởng phòng Giáo dục Tiểu học Sở Giáo dục Đào tạo TP.HCM, đây là thư viện mẫu theo chuẩn hiện đại đầu tiên trên cả nước. Dự án Quỹ Hỗ trợ và Phát triển Giáo dục (EDF) và Ngân hàng Á Châu tài trợ với kinh phí trên 1,8 tỉ đồng. “Các trường tiểu học buộc phải lập thư viện bởi đây là nơi tiếp xúc đầu tiên của trẻ. Nhưng nó không chỉ đơn thuần là nơi cung cấp thông tin mà cần được đẩy mạnh nhằm xây dựng văn hóa đọc thông qua nhiều loại hình. Ở thư viện này, ngoài các phòng chức năng để các em dựng hoạt cảnh, sân khấu hóa câu chuyện… nhằm xây dựng thói quen và nâng kỹ năng đọc. Chúng tôi cũng tiếp tục duy trì, nâng cấp các thư viện ở các trường tiểu học trên địa bàn nhằm hỗ trợ giáo viên đổi mới phương pháp dạy; đồng thời góp phần hình thành văn hóa, thói quen tự học, tự nghiên cứu và sự chủ động, sáng tạo cho học sinh” - ông Vinh chia sẽ.

 Dịp này, đại diện Ngân hàng Á Châu cam kết trong năm 2014 sẽ tài trợ khoảng 20 tỉ đồng cho hoạt động giáo dục, trong đó có việc nâng chuẩn các thư viện ở các trường tiểu học.

M.PHONG

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm