Từ ngày mai, người đồng bào dân tộc thiểu số không biết đọc, viết tiếng Việt thi bằng lái xe như thế nào?

(PLO)- Người đồng bào dân tộc thiểu số không biết đọc, viết tiếng Việt trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng sẽ được thi bằng lái xe hạng A1 với hình thức phù hợp.  

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Ngày 17-1, UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành Quyết định quy định về hình thức đào tạo, nội dung và phương án tổ chức sát hạch, cấp giấy phép lái xe (GPLX) mô tô hạng A1 đối với người đồng bào dân tộc thiểu số không biết đọc, viết tiếng việt trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

Theo đó, Quyết định này có hiệu lực từ ngày 1-2 và chỉ áp dụng với người đồng bào dân tộc thiểu số không biết đọc, viết tiếng Việt trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

Quyết định này quy định về hình thức đào tạo, nội dung và phương án tổ chức sát hạch cấp GPLX mô tô hạng A1 đối với người đồng bào dân tộc thiểu số không biết đọc, viết tiếng Việt trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng (sau đây gọi tắt là đào tạo, sát hạch lái xe).

Các nội dung khác về đào tạo, sát hạch, cấp GPLX hạng A1 đối với đồng bào dân tộc thiểu số không biết đọc, viết tiếng Việt không được quy định tại Quyết định này thì thực hiện theo các quy định hiện hành của pháp luật về đào tạo, sát hạch, cấp GPLX hạng mô tô A1.

Hình thức đào tạo: Người đồng bào dân tộc thiểu số không biết đọc, viết tiếng Việt có nhu cầu cấp GPLX mô tô hạng A1 phải được đào tạo tập trung tại cơ sở đào tạo theo nội dung, chương trình quy định. Các khóa đào tạo lái xe mô tô hạng A1 cho người đồng bào dân tộc thiểu số không biết đọc, viết tiếng Việt được tổ chức tại cơ sở đào tạo được Sở GTVT cho phép.

Phương thức đào tạo: bằng hình ảnh trực quan, tranh vẽ hệ thống biển báo hiệu đường bộ, mô hình, sa hình và kỹ năng xử lý tình huống giao thông đường bộ; hỏi, đáp là chính và thực hành làm mẫu để thực hiện nội dung chương trình đào tạo lái xe.

Quyết định cũng quy định về nội dung và cấu trúc đề sát hạch lý thuyết như sau: Căn cứ nội dung bộ câu hỏi dùng cho sát hạch cấp GPLX mô tô A1 do Cục Đường bộ Việt Nam ban hành còn hiệu lực.

Cụ thể, mỗi đề sát hạch lý thuyết gồm 25 câu hỏi, (mỗi câu hỏi trong đề sát hạch có từ 2 đến 4 ý trả lời và chỉ có 1 ý trả lời đúng; mỗi câu tính 1 điểm) được phân bổ cấu trúc như sau: 1 câu khái niệm về giao thông đường bộ; 1 câu điểm "liệt"; 6 câu về quy tắc giao thông đường bộ; 1 câu quy định về tốc độ, khoảng cách; 1 câu về văn hóa giao thông và đạo đức người lái xe; 1 câu về kỹ thuật lái xe hoặc cấu tạo và sửa chữa; 7 câu về hệ thống báo hiệu đường bộ; 7 câu về giải các thế sa hình và kỹ năng xử lý tình huống giao thông đường bộ.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm