UBND huyện Cần Giờ có văn bản khẩn về di tích khảo cổ học Giồng Cá Vồ

(PLO)- UBND huyện Cần Giờ chỉ đạo Ban bồi thường giải phóng mặt bằng thực hiện nhiều nội dung để bàn giao mặt bằng dự án thi công trong năm 2022.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Sau buổi giám sát vào ngày 21-9 của Ban văn hóa - xã hội, HĐND TP.HCM với huyện Cần Giờ về tình hình thực hiện nghị quyết số 52/NQ-HĐND về kết quả giám sát việc bảo tồn di sản và cảnh quan kiến trúc đô thị trên địa bàn TP, huyện Cần Giờ đã có những chỉ đạo khẩn về dự án di tích khảo cổ học Giồng Cá Vồ.

UBND huyện Cần Giờ có văn bản khẩn về di tích khảo cổ học Giồng Cá Vồ ảnh 1

Hiện trường khai quật mộ chum tại Giồng Cá Vồ lần thứ hai. Ảnh: LƯƠNG CHÁNH TÒNG (Viện khảo cổ học)

Cụ thể, huyện giao Ban bồi thường giải phóng mặt bằng phối hợp với phòng TN&MT cùng các đơn vị có liên quan đẩy nhanh công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng nhằm đảm bảo tiến độ, bàn giao mặt bằng dự án thi công trong năm 2022.

Ban bồi thường chủ động liên hệ Sở TN&M sớm tham mưu, trình UBND TP.HCM thống nhất chính sách bồi thường, hỗ trợ cho các hộ dân bị ảnh hưởng trong dự án; Hoàn tất thủ tục bàn giao mặt bằng phần đường dẫn cho đơn vị thi công sau khi thực hiện khai thác tận thu cây rừng.

Ban bồi thường phối hợp Công ty đầu tư xây dựng Nguyễn Hoàng thực hiện thủ tục tạm ứng cho một hộ dân tại đây; tiếp tục tổ chức tiếp xúc, vận động một hộ dân còn lại bàn giao thêm khoảng 400 m2 để thi công dự án.

Huyện Cần Giờ cũng giao UBND xã Long Hòa điều chỉnh nội dung xác minh pháp lý của 6 hộ dân bị ảnh hưởng trong dự án trước ngày 30-9...

Vào cuối tháng 8, Viện Khảo cổ học, Trung tâm bảo tồn di tích TP.HCM, và Bảo tàng Lịch sử TP HCM công bố kết quả khai quật di tích Giồng Cá Vồ lần thứ hai. Theo đó, hơn 200 ngôi mộ thời đại tiền - sơ sử vừa được khai quật tại Giồng Cá Vồ, huyện Cần Giờ, cho thấy dấu tích những nhóm cư dân đầu tiên có mặt ở vùng đất Đông Nam Bộ.

Các nhà khảo cổ phát hiện 224 mộ chum, 15 mộ đất và các di vật được tuỳ táng cùng như khuyên tai hai đầu thú, khuyên tai ba mấu, lá vàng, vòng tay đá quý, các hạt chuỗi đá thủy tinh, hiện vật gốm hình tù và, bình, bát gốm, di cốt....

Giồng Cá Vồ (ấp Hoà Hiệp, xã Long Hòa) nằm trong hệ thống 26 di tích ở rừng ngập mặn Cần Giờ, cách trung tâm TP.HCM gần 60 km được phát hiện hơn 30 năm trước.

Đây là một giồng đất đỏ, cao hơn bề mặt xung quanh khoảng 1,5 m, nằm ở tả ngạn sông Hà Thanh và được bao quanh bởi rừng ngập mặn. Kể từ lần khai quật đầu tiên vào năm 1994, di tích này mới được khai quật trở lại.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm