Ứng dụng trí tuệ nhân tạo cứu sống 48% bệnh nhân đột quỵ sau giờ vàng

(PLO)- Phần mềm chẩn đoán và điều trị đột quỵ đã cứu sống 48% người bệnh đến bệnh viện sau giờ vàng.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Sáng 27-10, Ban Văn hóa Xã hội HĐND TP.HCM đã có buổi giám sát về tình hình triển khai thực hiện Đề án Y tế thông minh (YTTM) giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn 2030 tại Bệnh viện (BV) Nhân dân 115.

BS Trần Văn Sóng, Phó Giám đốc BV Nhân dân 115, cho biết nhiều năm qua, BV đã ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) và trí tuệ nhân tạo trong khám chữa bệnh (KCB).

Cụ thể, năm 2019, BV ứng dụng phần mềm RAPID trong chẩn đoán và điều trị bệnh nhân đột quỵ. BV cũng là đơn vị đầu tiên trên cả nước đã triển khai phần mềm này để hỗ trợ thực hiện can thiệp nội mạch lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học.

Ban Văn hóa Xã hội HĐND TP.HCM giám sát đề án Y tế thông minh tại Bệnh viện Nhân dân 115. Ảnh: THẢO PHƯƠNG

Ban Văn hóa Xã hội HĐND TP.HCM giám sát đề án Y tế thông minh tại Bệnh viện Nhân dân 115. Ảnh: THẢO PHƯƠNG

Nhờ đó, khoảng 50% bệnh nhân đột quỵ đến BV trong khoảng thời gian từ 6-24 giờ được can thiệp nội mạch. Đến nay, BV đã có 2.200 ca đột quỵ được hệ thống này rà soát, 48% người bệnh được can thiệp thành công có thể vận động bình thường.

Ngoài ra, BV còn ứng dụng CNTT, phẫu thuật thần kinh bằng robot. Năm 2019, BV Nhân dân 115 là BV đầu tiên ở châu Á ứng dụng công nghệ này.

“Trí tuệ thông minh hiện đang là xu hướng của thế giới. Việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong KCB là vô cùng cần thiết, giúp BS định hình được đường đi của phẫu thuật, cứu sống được rất nhiều người” - BS Sóng nhận định.

Bên cạnh những thành tựu đạt được trong triển khai YTTM, BV Nhân dân 115 cũng gặp một số khó khăn như: Thiếu nhân lực CNTT y tế, chính sách đãi ngộ thu hút cho nhân viên chuyên trách CNTT còn thấp, khó thu hút nhân lực có trình độ chuyên môn cao...

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm