'Vận đen' của hạt cà phê Việt Nam

Nguyên nhân dẫn tới vấn đề trên, theo ông Nam là do người nông dân (và các nhà đầu cơ nhỏ lẻ) nắm bắt thông tin mất mùa nên giữ hàng không bán ra thời điểm đầu vụ. Lượng hàng tồn kho ước tính tại doanh nghiệp và trong dân hiện là 300.000 tấn (theo số liệu thống kê đầu tháng 10-2015). Trong đó có 200.000 tấn năm 2013-2014 chuyển sang (không tính lượng tồn kho tại kho ngoại quan).

“Do anh hưởng của giá cà phê London, đầu vụ giá ở mức cao nhưng sau đó đi xuống nhanh chóng. Từ tháng 3 mức giá cà phê nội địa trung bình chỉ khoảng 38 triệu đồng/tấn. Sang tháng 7 giá cà phê nội địa trung bình chỉ còn 36.600 triệu đồng/tấn. Tháng 9 cũng là tháng cuối vụ nhưng giá không những không đi lên mà còn rớt thảm hại. Trung bình chỉ còn 35.400 đồng/kg” - ông Nam chia sẻ.

Không chỉ gặp khó ở thị trường trong nước, cà phê Việt Nam cũng gặp áp lực cạnh tranh từ các nhà xuất khẩu cà phê lớn trên thế giới là Brazil, Indonesia. Giá trị đồng nội tệ của hai nước này là Real và Rupiah xuống thấp kỷ lục góp phần đẩy mạnh xuất khẩu từ hai quốc gia này đi Mỹ và châu Âu đã chiếm phần nào đó thị phần của cà phê Robusta từ Việt Nam.

Tuy nhiên theo ông Nam, thị trường vẫn có những điểm sáng và đó cũng có thể xem là lối thoát cho cà phê Việt Nam. Hiệp Hội Cà phê và Cacao Việt Nam (Vicofa) và Hiệp hội Các nhà xuất khẩu Indonesia mới đây đã ký một biên bản thỏa thuận về nâng cao chất lượng cà phê Robusta và quản lý nguồn cung cà phê. Số lượng xuất khẩu cà phê nhân chất lượng cao tăng hơn so với năm 2014, cho thấy nhu cầu hàng chất lượng cao từ Việt Nam đang tăng, mang lại những lợi ích nhất định cho thị trường, đặc biệt với các nhà xuất khẩu có nhà máy sơ chế.

Lượng cà phê tiêu dùng trong nước đã tăng 5%-7% năm 2010 nay đã tăng lên trên 10%. Như vậy mục tiêu 15% vào năm 2020 có thể sẽ đạt được. Điều đó có nghĩa lượng cà phê nhân xuất khẩu ngày một giảm, cà phê chế biến tăng lên để ngày càng nâng cao giá trị gia tăng. Thị phần cà phê hòa tan Việt Nam trên thị trường cà phê hòa tan thế giới đã tăng mạnh trong năm năm qua, từ 2% đến 9%. Tổng sản lượng xuất khẩu ước lượng khoảng 75.000 tấn, cao nhất trong năm năm trở lại đây, nhờ doanh số bán hàng tăng ở các thị trường EU, Nhật, Mỹ, Nga.

Cũng theo ông Nam, đa số các nhà xuất khẩu sẽ áp dụng phương án mua ngay bán ngay, không bán xa nhằm tránh rủi ro do biến động về thị trường. DN cần tập trung vào đầu tư, nâng cấp hạ tầng và kỹ thuật cho các nhà máy sơ chế, chế biến, đẩy mạnh xuất khẩu cà phê chất lượng cao.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm