Vì sao kẻ nhận hối lộ vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật?

Tội đưa hối lộ, môi giới hối lộ, nhận hối lộ nằm trong nhóm tội phạm tham nhũng, kinh tế, chức vụ và là nguyên nhân dẫn đến sự thoái hóa, biến chất của một số cán bộ, công chức, viên chức.

Theo lẽ thường có việc đưa thì ắt sẽ có việc nhận hối lộ, thế nhưng nhiều vụ rất lạ là các cơ quan tố tụng đã không tìm ra được người nhận hối lộ. Có vụ tiền hối lộ hiển hiện rõ nhưng đến lúc truy tìm người nhận thì lại không rõ như thể đó là đồng tiền từ trên trời rơi xuống.

Các bị cáo trong vụ logo "xe vua". Ảnh: PLO

Vụ “chạy điểm” tại kỳ thi THPT quốc gia 2018 ở tỉnh Sơn La; vụ đánh bạc ngàn tỉ liên quan đến hai cựu tướng công an Phan Văn Vĩnh và Nguyễn Thanh Hóa mà cơ quan tố tụng tỉnh Phú Thọ thụ lý, không tìm ra ai bị xử lý về nhóm tội liên quan đến hối lộ, dù có khá nhiều lời khai và chứng cứ liên quan.

Trong vụ án đường dây buôn bán logo “xe vua” liên quan đến 80 cán bộ CSGT, thanh tra giao thông các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, TP.HCM và vụ án Ngô Anh Quốc (liên quan đến vụ VN Pharma), thì cơ quan tố tụng “bất lực” trong việc chứng minh người nhận hối lộ.

Song điều đáng nói là các cơ quan tiến hành tố tụng lại dễ dàng xác định được các hành vi đưa hối lộ, môi giới hối lộ của những người liên quan.

Cựu trung tướng Phan Văn Vĩnh tại tòa. Ảnh: PLO

Tình trạng này cũng xảy ra trong vụ án liên quan đến việc trùm giang hồ Long “Thanh” ở Đồng Nai chạy án. Long từng khai đã đưa 100 triệu đồng cho vợ một trưởng công an để nhờ xí xóa cho một vụ ghi số đề bị bắt quả tang. Nhưng vì người bị tố giác không thừa nhận nên CQĐT đã tạm đình chỉ vụ án nhận hối lộ…

Suốt thời gian qua dư luận đặt câu hỏi, vì sao lại co tình trạng như vậy?

Loạt bài sẽ phản ánh thực tế từ các vụ án, mổ xẻ lý giải nguyên nhân và đưa ra những giải pháp từ những ý kiến của các chuyên gia đầu ngành về tội phạm học.

Mời đón đọc trên báo Pháp Luật TP.HCM từ ngày mai (3-9).

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm