TS Bùi Thị Ngọc Trang: Vấn đề trọng dụng và đào tạo hiền tài ở TP.HCM

(PLO)- Các thế hệ lãnh đạo của TP.HCM trong những năm qua đã luôn gìn giữ và chú trọng phát huy truyền thống tôn trọng hiền tài, trọng dụng nguồn nhân lực to lớn của dân tộc vào công cuộc xây dựng và phát triển TP.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Mới đây, trong báo cáo chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh năm 2023 (PAPI 2023) do Chương trình Liên hợp quốc tại Việt Nam công bố, TP.HCM tiếp tục được đánh giá là TP đáng sống nhất Việt Nam.

Và thực tế cho thấy TP.HCM luôn là vùng đất được nhiều người lựa chọn làm nơi học tập, làm việc cũng như an cư lạc nghiệp bởi đây là trung tâm kinh tế - văn hóa giữ vai trò đầu tàu, có điều kiện tự nhiên thuận lợi. Diện mạo mà TP ngày nay - một TP văn minh, hiện đại, nghĩa tình là thành quả của biết bao thế hệ đã dày công vun đắp với cả con tim và khối óc.

4 vấn đề trong thu hút, tuyển chọn người giỏi của TP.HCM
TS Bùi Thị Ngọc Trang, Phó Giám đốc Học viện Cán bộ TP.HCM.

Rất nhiều trí thức được đào tạo, học tập ở nước ngoài, có nhiều cơ hội việc làm và đời sống khá tốt nhưng họ đã chọn trở về để phục vụ quê hương, đất nước. TP cũng hết sức trân trọng điều đó.

Để họ đưa ra những quyết định như vậy, trước hết xuất phát từ tình yêu quê hương, đất nước, từ khát vọng được cống hiến cho Tổ quốc, cho dân tộc mình… Và hơn ai hết, bản thân những trí thức ấy thấu hiểu một cách sâu sắc tình cảm của quê hương cũng như đồng bào luôn hướng về họ.

Mặt khác, gần 50 năm qua, trong quá trình xây dựng, phát triển và bảo vệ quê hương, các thế hệ lãnh đạo của TP.HCM đã luôn gìn giữ và chú trọng phát huy truyền thống tôn trọng hiền tài, trọng dụng nguồn nhân lực to lớn của dân tộc vào công cuộc xây dựng và phát triển TP.

Trong nhiệm kỳ này, chính quyền TP tiếp tục triển khai các đề án với cơ chế, chính sách đãi ngộ nhằm thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao cho hệ thống chính trị và nhiều lĩnh vực khác với mục tiêu xây dựng và phát triển TP. Có thể khẳng định đây là một quyết sách lớn được lãnh đạo TP hết sức tập trung đẩy mạnh trong bối cảnh TP được Trung ương cho phép thực hiện các cơ chế, chính sách đặc thù.

p3-nhan-tai-gioi.jpg
TP.HCM đang triển khai nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi để thu hút nguồn nhân lực giỏi phục vụ cho sự phát triển của TP. Ảnh: HOÀNG GIANG

Một vấn đề nữa là hiện nay một số đơn vị ở TP.HCM đang thực hiện việc thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý cấp phòng tương đương. Thông qua việc thi tuyển sẽ giúp cán bộ có động lực để phấn đấu và cống hiến.

Bởi khi tham gia thi tuyển với chương trình hành động được trình bày và bảo vệ trước hội đồng sẽ cho thấy cán bộ là người phải có bản lĩnh, có năng lực và phải thực sự nắm rõ về quyền hạn, trách nhiệm nói chung nhưng đồng thời cũng phải hiểu biết tường tận tình hình thực tiễn địa bàn, công việc mà mình sẽ đảm đương; họ phải nghiên cứu một cách nghiêm túc và khoa học để trình bày được mục tiêu, phương hướng sẽ triển khai trên cơ sở xác định đúng cơ hội, thách thức, khó khăn, thuận lợi đặt ra...

Khi đó hội đồng đánh giá cũng sẽ lựa chọn được người có năng lực, có tâm huyết, hoài bão, có sự đam mê, khát vọng cống hiến. Bước quan trọng tiếp theo là cần chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ để họ trưởng thành từ thực tiễn thực hiện nhiệm vụ, phải thực sự là “công bộc” tận tụy và trung thành với nhân dân; phải có đức, có tài.

Nhiều năm qua, Học viện Cán bộ TP.HCM cũng chủ động nghiên cứu, biên soạn chương trình bồi dưỡng về kỹ năng, nghiệp vụ theo chức danh, vị trí việc làm cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý và cán bộ, công chức, viên chức.

Nội dung chương trình được xây dựng nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao năng lực công tác cho đội ngũ cán bộ, công chức gắn với thực tiễn sôi động của TP.HCM. Ngoài ra, Học viện Cán bộ TP cũng đang triển khai nghiên cứu xây dựng chương trình đào tạo tập sự chức danh theo chỉ đạo của Thành ủy TP.HCM.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm