Vietnam Airlines phải cắt giảm 1.344 lao động vì COVID-19

Năm 2020, Vietnam Airlines chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19. Vì vậy, hãng này giảm 1.344 lao động, hiện còn 4.308 người. Kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty mẹ, dự kiến lỗ 14.487 tỉ đồng.

Bộ LĐ-TB&XH thông tin như trên trong văn bản báo cáo vừa gửi đến Thủ tướng về thí điểm quản lý lao động, tiền lương, tiền thưởng đối với Tổng công ty Hàng không (Vietnam Airlines) và Tổng công ty Quản lý bay (VATM).

Lương phi công Vietnam Airlines là 77 triệu đồng/tháng. Ảnh: V.LONG

Theo đó năm 2020, quỹ tiền lương kế hoạch của Vietnam Airlines là 1.208 tỉ đồng, bằng 44% so với năm 2019, tiền lương bình quân là 23,37 triệu đồng/tháng, bằng 57,7% so với năm 2019.

Trong đó, lương phi công là 77 triệu đồng/tháng, các loại lao động khác khoảng 14 triệu đồng/tháng. Ước thực hiện tiền lương bình quân của người lao động năm 2020 là 22,4 triệu đồng/người/tháng.

Riêng Chủ tịch Hội đồng quản trị Vietnam Airlines mức lương theo kế hoạch là là 55,065 triệu đồng/tháng, Thành viên Hội đồng quản trị 47,199 triệu đồng/tháng, Trưởng ban kiểm soát là 47,199 triệu đồng/tháng, Kiểm soát viên chuyên trách là 39,332 triệu đồng/tháng (bằng khoảng 37% so với thực hiện năm 2019).

Tương tự, VATM, cũng là đơn vị chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch COVID-19, năm 2020 chỉ đặt mục tiêu bảo toàn vốn và cân bằng thu chi. Lợi nhuận sau thuế kế hoạch của công ty mẹ chỉ hơn 3 tỉ đồng, giảm 99,75% so với năm 2019.

Tiền lương người lao động và Ban điều hành năm 2020 là 541,615 tỉ đồng, bằng 46% năm 2019, tức bình quân là 12,87 triệu đồng/tháng, bằng 45% so với năm 2019.

Trong đó, lương Chủ tịch Hội đồng thành viên là 88,65 triệu đồng/tháng, Thành viên Hội đồng thành viên là 73,88 triệu đồng/tháng, Kiểm soát viên chuyên trách là 59,104 triệu đồng/tháng. Mức lương nêu trên bằng mức thu nhập năm 2019.

Theo Bộ LĐ-TB&XH, việc thí điểm tiền lương nêu trên tạo sự chủ động cho doanh nghiệp trong xác định tiền lương, trả lương cho người lao động và người quản lý. Tách bạch tiền lương, tiền thưởng của ban điều hành với hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên, Kiểm soát viên trong mối tương quan chung với tiền lương của người lao động trong doanh nghiệp.

Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện thí điểm cơ chế tiền lương mới trong bối cảnh các doanh nghiệp bị ảnh hưởng dịch COVID-19, nên chưa phản ánh hết được bản chất tiền lương gắn với năng suất lao động và hiệu quả thực sự của doanh nghiệp.

Vì vậy, Bộ LĐ-TB&XH đề xuất Thủ tướng xem xét, quyết định kéo dài thời hạn thực hiện thí điểm tiền lương theo Nghị định số 20/2020 của Chính phủ về thí điểm quản lý lao động, tiền lương, tiền thưởng tại các doanh nghiệp nhà nước đến tháng 7-2022.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Trông chờ tăng tốc 'đoàn tàu' số 98

Trông chờ tăng tốc 'đoàn tàu' số 98

(PLO)- TP.HCM đã triển khai quyết liệt Nghị quyết 98 của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM ngay sau khi nghị quyết được ban hành.

Không vội chạy theo tăng trưởng 'nóng'

Không vội chạy theo tăng trưởng 'nóng'

(PLO)- Đến thời điểm hiện nay, những gì được cho là khó khăn nhất, những chuyển biến tiêu cực nhất về cơ bản đã ở lại quý II và quý III, phía trước tình hình sẽ tích cực trở lại.

Kinh tế Việt Nam vẫn vững vàng

Kinh tế Việt Nam vẫn vững vàng

(PLO)- Ngân hàng Phát triển châu Á dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ đạt mức 5,8% trong năm 2023 và 6,0% trong năm 2024.

Bài học từ 10kg bòn bon bị Iceland cảnh báo

Bài học từ 10kg bòn bon bị Iceland cảnh báo

(PLO)- Nông sản Việt đã xuất khẩu đến gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, được nhiều nước đánh giá cao về chất lượng, an toàn thực phẩm cũng như an toàn dịch bệnh.