Ngược lại, doanh thu từ cung cấp dịch vụ vận tải theo hợp đồng và dịch vụ đều sụt giảm, lần lượt đạt hơn 66 tỉ đồng và gần 5 tỉ đồng.
Với mảng tài chính, doanh thu cũng tăng đáng kể từ mức 900 triệu lên 1,5 tỉ đồng. Các khoản chi phí được cắt giảm, dẫn đến Vinasun có lãi thuần từ hoạt động kinh doanh với 19 tỉ đồng, Quý I-2018 thua lỗ thuần đến 17 tỉ đồng.
Đáng chú ý, khoản thu nhập khác Vinasun trong kỳ giảm mạnh thu từ thanh lý xe, thay thế gia tăng thu từ quảng cáo trên taxi. Trong đó, thu từ quảng cáo tăng 2 lần so với cùng kỳ lên 14 tỉ, đóng góp đến 44% tổng lợi nhuận sau thuế quý I-2019 của Vinasun.
Tính đến thời điểm 31-3-2019, Vinasun có 2.647,5 tỉ tổng tài sản, trong đó tài sản phương tiện vận tải ghi nhận tại khoản chi phí xây dựng cơ bản tăng mạnh từ mức 100 triệu lên 8 tỉ đồng. Tổng nợ Vinasun là 955 tỉ đồng, vốn chủ sở hữu là 1.692 tỉ đồng.
Ảnh minh họa.
Trong vụ kiện Grab tại phiên toà xét xử lần 3 vào cuối năm 2018, Vinasun đã thắng kiện. Tuy nhiên với yêu cầu Grab bồi thường thiệt hại gần 42 tỉ đồng của Vinassun, Hội đồng xét xử cho rằng dù xác định được thiệt hại do sụt giảm giá trị vốn hóa thị trường nhưng không xác định được phần thiệt hại nào do Grab gây ra, phần nào do các yếu tố khác.
Do đó, Hội đồng xét xử chỉ chấp nhận một phần yêu cầu của Vinasun, buộc Grab bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng số tiền 4,8 tỉ đồng, đồng thời kiến nghị cơ quan có thẩm quyền một số vấn đề về quản lý.