HĐXX căn cứ vào hợp đồng gia công giữa Công ty Giày Hùng Nghiệp và Công ty TNHH Duyệt Giai Việt Nam để tính thiệt hại theo sản lượng từ hợp đồng. Việc công nhân ngừng việc nửa ngày đã gây thiệt hại cho công ty khoảng 80 triệu đồng, là thiệt hại nghiêm trọng vì trên 10 tháng lương cơ bản.
HĐXX căn cứ vào bản tường trình của một công nhân đang còn làm tại công ty và biên bản sự việc (chỉ đóng dấu treo) của nhân viên bảo vệ thuộc công ty bảo vệ đang ký hợp đồng bảo vệ Công ty Giày Hùng Nghiệp.
Từ đó tòa nhận định rằng việc gây rối làm mất an ninh trật tự tại cổng công ty, đe dọa đến sự an toàn tính mạng, sức khoẻ của người lao động khác và nhà đầu tư.
Ông Bùi Trường Chinh - người đại diện theo uỷ quyền của 9 công nhân tại các phiên toà. Ảnh: PL
Như PLOđã thông tin, Công ty Giày Hùng Nghiệp là công ty 100% vốn của Trung Quốc có trụ sở tại ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, chuyên sản xuất giày dép, đế dép các loại.
VKS huyện Đức Hòa và TAND huyên Đức Hoà khi xét xử sơ thẩm đều nhận định việc sa thải anh Đô La và 8 công nhân khác trong vụ kiện là trái pháp luật. Hành vi ngừng việc nửa ngày là lỗi không lớn vì người lao động không làm việc để đòi giải quyết chế độ.
Hơn nữa, căn cứ xác nhận của trưởng Công an xã Đức Hòa Hạ thì các công nhân hoàn toàn không gây rối. Công ty đã vi phạm thời gian báo trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không báo trước ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn.
Theo tòa sơ thẩm việc sa thải chưa đủ căn cứ và điều kiện sa thải người lao động như: không chứng minh được lỗi của công nhân, không chứng minh được công nhân gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của công ty...
Ngoài ra việc sa thải còn vi phạm điều cấm (chấm dứt hợp đồng lao động... vì lý do tham gia đình công).
Chúng tôi sẽ đề nghị xem xét lại án phúc thẩm HĐXX nhận định việc công nhân ngừng việc nửa ngày đã gây thiệt hại cho công ty khoảng 80 triệu đồng, là thiệt hại nghiêm trọng vì trên 10 tháng lương cơ bản. Tuy nhiên, nếu chia cho số công nhân là 28 người ngừng việc thì mỗi người chỉ gây thiệt hại khoảng 2,8 triệu đồng. Toà căn cứ vào hợp đồng gia công giữa Công ty Giày Hùng Nghiệp và Công ty TNHH Duyệt Giai Việt Nam để tính thiệt hại theo sản lượng từ hợp đồng. Tuy nhiên, HĐXX không triệu tập Công ty Duyệt Giai Việt Nam để làm rõ tính pháp lý của hợp đồng này, làm rõ thiệt hại này có hay không, cũng như không có bản khai của công ty này gửi cho toà. HĐXX nhận định việc gây rối làm mất an ninh trật tự tại cổng công ty, đe doạ đến sự an toàn tính mạng, sức khoẻ của người lao động khác và nhà đầu tư. Tuy nhiên, khi đưa ra nhận định này, HĐXX chỉ căn cứ vào bản tường trình của một công nhân đang còn làm tại công ty và biên bản sự việc (chỉ đóng dấu treo) của nhân viên bảo vệ thuộc công ty bảo vệ đang ký hợp đồng bảo vệ Công ty Giày Hùng Nghiệp. Trong khi đó, biên bản lấy lời khai mà thẩm phán TAND huyện Đức Hoà ghi nhận ý kiến của trưởng công an xã Đức Hoà Hạ - nơi xảy ra sự việc đã xác nhận là “các công nhân không gây rối trật tự”. Tôi đã đề nghị HĐXX làm rõ vấn đề này nhưng HĐXX chỉ căn cứ vào chứng cứ do phía công ty cung cấp và cho đó là có cơ sở mà không đối chất... Chúng tôi sẽ tiếp tục khiếu nại để TAND Cấp cao xem xét lại bản án theo thủ tục giám đốc thẩm. Hiện các công nhân này tứ tán khắp nơi, người đã đi làm công nhân ở công ty khác, người thì đã về quê làm nông. Ông BÙI TRƯỜNG CHINH - người đại diện theo uỷ quyền của 9 công nhân |