Vụ học sinh quây cô giáo: Nếu có rộng lượng, bao dung sẽ không có đáng tiếc xảy ra

(PLO)- Từ vụ học sinh quây cô giáo, có lẽ đã đến lúc chúng ta cần chú trọng đặc biệt và dành nguồn lực vào việc giáo dục Nhân cách và Đạo đức cho học sinh.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Câu chuyện của một đồng nghiệp đang được chia sẻ trên các tờ báo, các diễn đàn chắc hẳn làm cho số nhiều chúng ta cảm thấy xót xa. Xót cho trẻ, xót cho cách hành xử của giáo viên và xót cho đạo đức nghề giáo.

Không nói đến những đúng sai trong việc xử lý học sinh vi phạm, khoan nói đến tư cách làm nghề của đồng nghiệp ấy, nhưng hãy cùng xem lại cách mà người lớn chúng ta tố cáo lỗi sai và sửa sai.

học sinh quây cô giáo
Hoạt động trải nghiệm kết nối Gia đình - Nhà trường - Xã hội thường xuyên được tổ chức trong nhà trường giúp học sinh bình ổn trong cảm xúc... Ảnh: NPT

Tôi hoàn toàn đồng ý và ủng hộ việc lên tiếng với những bất công, những thiếu sót, sai lầm, những hành động làm tổn thương đến tâm lý của con trẻ, nhưng tôi cũng hoàn toàn phản đối trước cách thức mà nhiều người đã và đang làm.

Còn nhớ cách đây không lâu, một người mẹ cũng lên mạng xã hội thay con lên tiếng vì những điều mà người mẹ này cho là bất công với con gái mình. Báo chí, mạng xã hội và nhiều người bắt đầu phán xét về cách xử lý học sinh của một ngôi trường giàu truyền thống đã đóng góp không ít nhân tài cho đất nước. Đủ các loại phán xét, thậm chí có những người còn buông những lời vô cùng cay nghiệt.

Chúng ta cùng nhìn lại xem, có phải chúng ta đang đấu tranh chưa thật đúng cách, dường như chúng ta đang lên tiếng đấu tranh cho chính bản ngã của chúng ta chứ không đứng trên sự trưởng thành bền vững của những đứa trẻ để đấu tranh.

Đấu tranh là để cùng nhau loại bỏ cái xấu, hướng đến những thứ tốt đẹp hơn. Nhưng hãy xem sau những “tố cáo” thầy cô ấy chúng ta nhận lại được những gì.

Những người giàu kinh nghiệm họ sẽ tìm cách "an toàn" nhất để làm nghề, những người đang cố gắng bám trụ lấy nghề thì sẽ “lơ” đi mà tiếp tục dạy học. Những giáo viên trẻ đang căng tràn nhiệt huyết sẽ thu mình lại, tránh đến mức tuyệt đối với những học sinh mà bố mẹ “ghê gớm”. Các sinh viên thấy nghề này có quá nhiều rủi ro mà thôi không theo nghề nữa.

Chỉ còn lại số ít dám dũng cảm làm tất cả những gì tốt nhất vì sự phát triển năng lực, nhân cách của học trò và sẵn sàng lên tiếng để tiếp tục truyền lửa cho giáo viên trẻ những người đang tiếp tục dũng cảm theo nghề (trong thời đại có muôn vàn nỗi sợ bủa vây). Những đáng tiếc số ít ấy lại không lan tỏa được đến hết các thầy cô.

hoc sinh quây cô giáo
Trí tuệ cảm xúc sẽ giúp chính chúng ta bình ổn trong cảm xúc, bớt áp lực, sống vui vẻ, hạnh phúc hơn từ đó thúc đẩy động lực học tập mạnh mẽ hơn. Ảnh: NPT

Dường như mọi người quên mất, để một đứa trẻ phát triển toàn diện cần đến sự kết hợp của cả ba yếu tố: Gia đình – Nhà trường – Xã hội.

Gia đình là nền tảng, là môi trường giáo dục đầu tiên mà các con tiếp xúc. Người lớn là tấm gương phản chiếu lên những đưa trẻ. Làm nhục và dồn người khác đến bước đường cùng không phải là cách đấu tranh mà con người sống ở thời đại văn minh nên làm bởi "gieo nhân nào, gặp quả ấy".

Và trước khi lên tiếng đấu tranh vì bất cứ điều gì mà chúng ta cho rằng là tốt cho đứa trẻ hãy nhớ giáo dục khác với những lĩnh vực khác. Những đứa trẻ còn đang loay hoay trên con đường định hình nhân cách, chỉ cần một cú hích nhẹ sẽ khiến chúng chuyển từ yêu sang ghét, từ kính trọng sang thiếu tôn trọng.

Hãy luôn dạy cho bọn trẻ hiểu: rộng lượng và vị tha là con đường thênh thang nhất đưa chúng ta đến thành công và hạnh phúc đích thực.

Có lẽ đã đến lúc chúng ta cần chú trọng đặc biệt và dành nguồn lực lớn vào việc giáo dục Nhân cách và Đạo đức cho học sinh.

Sau những sự việc đáng tiếc đã xảy ra, chúng ta đã nhận thấy rõ ràng rằng Trí tuệ cảm xúc sẽ giúp chính chúng ta bình ổn trong cảm xúc, bớt áp lực, sống vui vẻ, hạnh phúc hơn từ đó thúc đẩy động lực học tập mạnh mẽ hơn.

Bởi chỉ khi cảm xúc được tôn trọng thì khi ấy tình yêu thương và sự tử tế mới được đơm hoa trái.

Đừng bỏ lỡ

Bản tin trưa 25-2: Nạn nhân vụ 'tu thành tiên' bán công ty và 3 căn nhà để mua đồ lừa đảo; Khởi tố bảo mẫu ở Long An

Bản tin trưa 25-2: Nạn nhân vụ 'tu thành tiên' bán công ty và 3 căn nhà để mua đồ lừa đảo; Khởi tố bảo mẫu ở Long An

(PLO)- Vụ án đại gia Lê Thanh Thản lừa dối khách hàng: Cư dân không đồng tình với kết quả định giá; Lập trình viên bị bắt giữ, bị nhổ 14 chiếc răng và ép viết phần mềm đánh bạc; Nạn nhân vụ 'tu thành tiên': Bán công ty và 3 căn nhà để mua tượng, la bàn; Khởi tố bảo mẫu giữ trẻ tự phát ở Long An về tội hành hạ người khác; Truy tìm nam thanh niên cướp 10 kg thịt bò ở Long An.

Đọc thêm

Khởi tố chủ nuôi chó tội vô ý làm chết người là đúng

Khởi tố chủ nuôi chó tội vô ý làm chết người là đúng

(PLO)- Bạn đọc cho rằng việc khởi tố chủ nuôi chó tội vô ý làm chết người như Công an huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc đã làm là đúng, là cần thiết để bảo vệ sự an toàn cho cộng đồng, đồng thời răn đe người khác.

Đua xe trái phép: Cần xử lý mạnh tay!

Đua xe trái phép: Cần xử lý mạnh tay!

(PLO)- Tình trạng đua xe trái phép, phóng nhanh, vượt ẩu,… của các thanh thiếu niên là vấn đề nhức nhối của xã hội. Đối với người đi đường, đó là một nỗi sợ hãi, ám ảnh.