Vụ quy ước lạ ở Cà Mau: Gỡ biển cấm bắt cá dưới kênh của ấp

Chiều 21-2, ông Trần Tấn Công, Chủ tịch UBND huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau thông tin đã gỡ toàn bộ biển cấm bắt cá ở xã Khánh Lộc ngay sau khi PLO thông tin về những biển cấm lạ này.

 
Rewind 10 Seconds
00:00
00:00
00:00
Settings
Fullscreen

Quy ước mới dựng lên vài tháng nhưng đã xuất hiện những lấn cấn không đáng giữa dân trong ấp và người bắt cá ngoài ấp. Ảnh: TRẦN VŨ

"Địa phương đã gỡ xuống hôm thứ bảy rồi. Chủ tịch xã Khánh Lộc lên báo cáo đã nhận khuyết điểm. Tôi cũng chỉ đạo xã rà soát lại Quy ước, nếu có chỗ chưa ổn theo quy định thì đề xuất lên huyện điều chỉnh ngay" - ông Công nói. 

Trước đó, chiều 18-2, phóng viên PLO đã liên hệ với xã và thông tin cho Chủ tịch huyện biết về những tấm biển cấm bắt cá lạ. Ông Công khi đó chỉ đạo kiểm tra ngay và hôm sau toàn bộ số biển cấm dân ngoài ấp vào sông của ấp bắt cá được gỡ đi. 

Như PLO đã thông tin, từ cuối năm 2021, xã Khánh Lộc cho phép các ấp gắn tấm biển với nội dung: "Nghiêm cấm người dân của ấp khác vào địa bàn ấp Vườn Tre đánh bắt cá, chỉ người dân trong ấp mới được đánh bắt cá trên sông thuộc phạm vi của ấp. Nếu người dân nào vi phạm sẽ bị lập biên bản xử lý theo nội quy của Quy ước”.

Tấm biển cũng chú thích rõ, “Trích nội quy trong Quy ước được UBND huyện ban hành tại Quyết định 5681/QĐ, ngày 1-10-2019”.

Cũng theo Chủ tịch UBND huyện Trần Văn Thời, từ nghiêm cấm chắc chắn không có trong quy ước đã được huyện phê duyệt. Việc này có sự nhầm lẫn khi trích dẫn quy ước bởi Quy ước không có sự nghiêm cấm, chế tài. Đó là một hệ thống các cách ứng xử ở địa phương, trên tinh thần tự nguyện, không có chế tài. 

Sau khi PLO phản ánh về Quy ước lạ nói trên, nhiều luật gia đã lên tiếng, khẳng định đó là một quy định trái luật. 

Chim trời, cá nước và quy ước lạ ở Cà Mau
Chim trời, cá nước và quy ước lạ ở Cà Mau
(PLO)- Nội dung quy ước sông của ấp nào chỉ người dân của ấp đó được đánh bắt cá ở xã Khánh Lộc, huyện Trần Văn Thời, Cà Mau là quy định ngăn cấm một cách bất hợp lý, xâm phạm đến quyền tự do khai thác thủy sản của người dân.

Đừng bỏ lỡ

Bản tin trưa 25-2: Nạn nhân vụ 'tu thành tiên' bán công ty và 3 căn nhà để mua đồ lừa đảo; Khởi tố bảo mẫu ở Long An

Bản tin trưa 25-2: Nạn nhân vụ 'tu thành tiên' bán công ty và 3 căn nhà để mua đồ lừa đảo; Khởi tố bảo mẫu ở Long An

(PLO)- Vụ án đại gia Lê Thanh Thản lừa dối khách hàng: Cư dân không đồng tình với kết quả định giá; Lập trình viên bị bắt giữ, bị nhổ 14 chiếc răng và ép viết phần mềm đánh bạc; Nạn nhân vụ 'tu thành tiên': Bán công ty và 3 căn nhà để mua tượng, la bàn; Khởi tố bảo mẫu giữ trẻ tự phát ở Long An về tội hành hạ người khác; Truy tìm nam thanh niên cướp 10 kg thịt bò ở Long An.

Đọc thêm

Các chuyên gia đều cho rằng cần có khung pháp lý để quản lý các loại tiền kỹ thuật số.

Cần khung pháp lý về tiền kỹ thuật số

(PLO)- Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, các chuyên gia đều cho rằng Việt Nam cần có chính sách, khuôn khổ pháp lý để giám sát, kiểm soát rủi ro của các loại tiền kỹ thuật số.