VWS đồng hành Cuộc đua xe đạp Nam Kỳ Khởi Nghĩa của VOH

(PLO)- Cuộc đua diễn ra từ ngày 3-11 đến 5-11 với sự tham gia 90 cua rơ của 13 đội, dài gần 500 km, xuất phát từ TP.HCM đi qua các tỉnh Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp và về lại TP.HCM.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Cuộc đua nhân kỷ niệm 82 năm ngày Nam Kỳ Khởi Nghĩa (23-11-1940 / 23-11-2022) và dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt (23-11-1922 / 23-11-2022) do Đài Tiếng nói Nhân dân TP.HCM (VOH) tổ chức với tên gọi: Cuộc đua xe đạp Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Tranh Cúp Phát thanh VOH lần thứ 24 năm 2022.

Đây là cuộc đua chuyên nghiệp thu hút sự quan tâm của giới chuyên môn, với sự tham gia của 90 vận động viên đến từ 13 đội đua với tổng giá trị giải thưởng hơn 200 triệu đồng cho 3 chặng đua. Ông Lê Công Đồng - Giám đốc Đài Tiếng nói Nhân dân TP.HCM (VOH), Trưởng Ban tổ chức cuộc đua, chia sẻ: “Cuộc đua Xe đạp Nam Kỳ Khởi Nghĩa năm nay không chỉ mang ý nghĩa thể thao mà còn có ý nghĩa về chính trị, xã hội, tưởng nhớ cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt - một nhà lãnh đạo tài ba của đất nước. Chúng tôi mong rằng cuộc đua là sân chơi lớn cho bộ môn đua xe đạp thể thao Việt Nam, sẽ trở thành cơ hội cọ xát, rèn luyện chuyên môn cho các vận động viên chuẩn bị tham gia Đại hội Thể thao toàn quốc”.

Phó Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Hiếu (áo trắng) và BTC dâng hương tại Tượng đài Liệt sĩ VOH

Phó Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Hiếu (áo trắng) và BTC dâng hương tại Tượng đài Liệt sĩ VOH

Phất cờ lệnh diễu hành qua cung đường xanh hướng về Khu Liên hợp xử lý chất thải Đa Phước trước khi chính thức xuất phát cuộc đua chặng TP.HCM – Vĩnh Long (sáng 3-11).

Phất cờ lệnh diễu hành qua cung đường xanh hướng về Khu Liên hợp xử lý chất thải Đa Phước trước khi chính thức xuất phát cuộc đua chặng TP.HCM – Vĩnh Long (sáng 3-11).

Năm nay, bên cạnh sự kịch tính về mặt chuyên môn, cuộc đua lần này còn muốn truyền đi thông điệp hết sức ý nghĩa về lễ kỷ niệm 82 năm ngày Nam Kỳ Khởi Nghĩa và kỷ niệm 100 năm ngày sinh cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, cuộc đua sẽ về đích tại huyện Hóc Môn, TP.HCM - cái nôi của cuộc Khởi nghĩa Nam Kỳ.

Ông Ngô Quang Vinh - Phó Chủ tịch Thường trực Liên đoàn xe đạp mô tô thể thao Việt Nam - Phó Trưởng ban tổ chức cuộc đua chia sẻ về nỗ lực của BTC trong việc duy trì giải đua thuộc hệ thống thi đấu quốc gia vào cuối năm cũng như thông qua giải đấu giúp các cua rơ có sự chuẩn bị tốt nhất cho Đại hội Thể dục Thể thao toàn quốc đang cận kề: “Chúng ta đều biết rằng, đa phần tất cả các đội đua mạnh của Việt Nam đều đăng kí thi đấu giải VOH. Đó là sự ủng hộ của các đội đối với giải của chúng ta. Góc độ riêng cá nhân, tôi luôn luôn mong muốn cuộc đua xe đạp Nam Kỳ Khởi Nghĩa tiếp tục duy trì và phát triển liên tục trong thời gian tới. Đặc biệt tại giải năm 2022 thi đấu cuộc đua này, có lẽ là cuộc đua cuối cùng, để tạo tiền đề cái sự sung mãn cho các vận động viên bước vào chương trình tập huấn, để thi đấu Đại hội Thể dục Thể thao toàn quốc 2022”.

BTC trồng cây lưu niệm trong khuôn viên Khu tưởng niệm cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt.

BTC trồng cây lưu niệm trong khuôn viên Khu tưởng niệm cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt.

BGĐ VOH trao biểu trưng cám ơn đơn vị đồng hành VWS.

BGĐ VOH trao biểu trưng cám ơn đơn vị đồng hành VWS.

BGĐ VOH và đại diện VWS trao nhà tình thương, quà cho hộ nghèo ở huyện Vũng Liêm (Vĩnh Long).

BGĐ VOH và đại diện VWS trao nhà tình thương, quà cho hộ nghèo ở huyện Vũng Liêm (Vĩnh Long).

Công ty TNHH Xử lý chất thải Việt Nam - Vietnam Waste Solutions (VWS), tiếp tục là đơn vị đồng hành cùng Cuộc đua Xe đạp Nam Kỳ Khởi Nghĩa 2022. Ông David Dương - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty VWS, chia sẻ: “Công ty VWS rất hân hạnh được đồng hành cùng cuộc đua xe đạp Nam Kỳ Khởi Nghĩa tranh cúp phát thanh VOH được tổ chức vào dịp vô cùng ý nghĩa kỷ niệm 100 năm ngày sinh cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt cũng như đã từng đồng hành những chương trình khác với VOH. Chúng tôi thấy rằng ý nghĩa của cuộc đua xe đạp lần này rất hay, vừa có ý nghĩa lớn vừa truyền đạt thông điệp “vừa là thể thao, vừa là bảo vệ môi trường”. Bởi vì khi chúng ta chạy xe đạp cũng có nghĩa là chúng ta giảm bớt được khối lượng chất thải như khói bụi và rất nhiều vấn đề khác ra môi trường”.

Ông David Dương - Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ CWS và VWS

Ông David Dương - Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ CWS và VWS

Ông David Dương chia sẻ về kỷ niệm dưới góc độ một nhà đầu tư Việt kiều ở Mỹ việc về Việt Nam đầu tư đối với cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt: “Chúng tôi đã về Việt Nam và muốn đầu tư để cải thiện môi trường. Tuy nhiên, những lần trước rất khó khăn bởi mặc dù được các cơ quan ban ngành mời về TP.HCM vài lần nhưng không đạt được sự thỏa thuận chung. Sau này, đoàn công tác của TP.HCM qua Mỹ để mời chúng tôi về một lần nữa và chuyến này thể hiện sự quyết tâm thật sự của lãnh đạo TP.HCM. Đồng thời lúc đó tôi được may mắn gặp được cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, ông rất khuyến khích Việt kiều về đầu tư, đóng góp cho quê hương, đặc biệt là vấn đề xử lý rác cho TP.HCM, cho nên ông từng nói rằng: ‘Cháu về, cháu ráng đóng góp với quê hương, đặc biệt là cho TP.HCM, nơi mà cháu sinh ra lớn lên. Bây giờ chú thấy ở đây rất cần cháu về, lãnh đạo thành phố mời cháu về thì cũng là họ có tầm nhìn và họ cũng biết là vấn đề phải đi tìm một nhà đầu tư. Họ đã đi nhiều nước, nhiều nơi cũng như tới Mỹ nhiều tiểu bang nhưng họ không đạt được thành quả. Bởi vì, thời điểm đó vấn đề xử lý rác vẫn là bao cấp, đây là dự án đầu tiên được xã hội hóa’. Đó là kỷ niệm mà tôi luôn luôn ghi nhớ, ông khuyến khích rất chân tình và coi mình như một người con, người cháu, đặc biệt ông rất lo cho quê hương”.

Sinh thời cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt rất quan tâm đến đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam để phát triển kinh tế, đặc biệt là những Việt kiều có tâm huyết với đất nước. Với sứ mệnh gắn bó với xử lý môi trường ở Mỹ cũng như ở Việt Nam tại TP.HCM trong thời gian qua, ông David Dương cho biết sự tâm huyết gắn bó với việc đồng hành môi trường xanh đối với cuộc đua tranh cúp VOH năm nay.

Ông David Dương cho biết thêm: “Chúng tôi hiện nay đang đầu tư, vận hành Khu xử lý chất thải ở Đa Phước và đang đầu tư thêm một dự án tại huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An. Tại đây, chúng tôi muốn đầu tư một dự án lên cả tỷ đô mang tầm vóc quốc tế, để mình hãnh diện với các nước tiên tiến, cho thấy rằng đất nước Việt Nam rất quan tâm tới môi trường, đặc biệt là những con người Việt Nam sống xa quê hương. Song song đó, chúng tôi cũng muốn cổ phần hóa sau khi chúng tôi đầu tư về hạ tầng, làm sao khuyến khích những người Việt kiều sống xa quê hương, chưa từng về quê hương hoặc những người muốn về quê hương nhưng còn trở ngại, thì đây chính là cơ hội để họ đầu tư vào dự án vừa góp phần đóng góp quê hương xử lý môi trường, góp phần bảo vệ sức khỏe cho người dân, có một nơi mà họ có thể đưa gia đình, con cái đi đi, về về vừa thăm quê hương, người thân, vừa thăm dự án, hãnh diện về dự án mình làm ra. Những dự án chúng tôi làm sẽ phát triển hơn là xử lý môi trường, ví dụ như thay vì rác chúng ta chỉ đốt, hoặc những loại rác khác chúng ta tái chế, thì với thành phần rác ở Việt Nam đặc biệt ở TPHCM, lượng rác rất lớn và độ ẩm thì rất cao, và chất hữu cơ lên tới 85% thì chúng tôi sẽ đưa những công nghệ làm sao để dùng rác sản xuất ra nhiên liệu sạch, từ nhiên liệu sạch đó để cung cấp cho tất cả xe tải chuyên chở rác và tất cả loại xe đều dùng khí nén lỏng để không thải khói ra bên ngoài. Như vậy, rác đã mang lại hiệu quả rất cao, thời điểm đó mình sẽ coi rác là tài nguyên. Tôi cũng đang nghiên cứu nhiều thành phần rác nhưng tôi nghĩ đó sẽ là thành phần chúng tôi làm ra và làm ra nhiều loại phân hữu cơ để cải thiện đất sạch, đất bị chai cứng, tạo nên nguồn đất phì nhiêu để có thể trồng trọt được”.

Dự án Khu Công nghệ Môi trường Xanh ở Long An cũng có ý định kêu gọi các nhà đầu tư Việt kiều cùng chung tay với dự án lớn này, để biến rác thải môi trường trở thành một nguồn tài nguyên môi trường rất quý giá, làm xanh lên các nguồn đất cũng như để tạo năng lượng cho sinh hoạt. Đó là một điều rất ý nghĩa đối với công việc phát triển những quỹ đất cũng như những hoạt động vừa bảo vệ môi trường, vẫn phát triển được kinh tế từ nguồn tài nguyên có từ đất và những chất rác thải.

Trong quá trình diễn ra cuộc đua, Ban Tổ chức cũng có nhiều hoạt động bên lề rất ý nghĩa: Dâng hương tưởng niệm và trồng cây vì môi trường tại khu tưởng niệm cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt; Dâng hương tại Khu di tích Cụ Nguyễn Sinh Sắc. Trao nhà tình thương và nhiều phần quà cho bà con khó khăn tại xã Trung Hiệp, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Tại điểm đến của mỗi chặng đua, Ban Tổ chức cũng trao tặng học bổng với tổng trị giá lên đến 300 triệu đồng cho các em học sinh, sinh viên gia đình chính sách, khó khăn.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm