Mũ bảo hiểm kém chất lượng được dán tem hợp quy giả bị thu giữ (Ảnh: Đức Duy/Vietnam+)
Tuy nhiên, thông tin tại hội thảo “Tăng cường triển khai chỉ đạo, quản lý và thực thi chính sách pháp luật liên quan đến chất lượng mũ bảo hiểm”, do Hội Chữ thập đỏ Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Ban An toàn giao thông thành phố tổ chức ngày 11/6 cho biết, việc triển khai kế hoạch này vẫn còn nhiều khó khăn, đặc biệt là việc xác định loại mũ không đúng quy định để xử phạt.
Theo kế hoạch này, lực lượng chức năng sẽ xử phạt người đi xe máy đội mũ không đủ 3 bộ phận (gọi là 3 lớp), bao gồm vỏ mũ, lớp hấp thụ xung động (xốp) và quai mũ. Loại mũ này thường là bằng nhựa dạng mũ lưỡi trai, mũ cối... có thể nhận biết được bằng mắt thường.
Các trường hợp vi phạm sẽ bị lực lượng chức năng yêu cầu dừng xe, xử phạt theo Nghị định số 171/2013/NĐ-CP và giao nộp để tiêu hủy mũ không phải mũ bảo hiểm.
Nhiều đại biểu tham dự Hội thảo cho rằng, việc thực hiện theo kế hoạch này là cần thiết, bởi nếu chỉ dừng lại xử lý ở người sản xuất, kinh doanh các loại mũ bảo hiểm kém chất lượng sẽ không giải quyết triệt để được các vấn đề bất cập và tồn tại hiện nay.
Bên cạnh đó, một số người dân chỉ chú trọng việc chấp hành quy định đội mũ bảo hiểm khi lưu thông trên đường chứ chưa thật sự quan tâm đến chất lượng chiếc mũ bảo hiểm, một số người dân còn lựa chọn những chiếc mũ thời trang hình dạng giống mũ bảo hiểm để vừa làm đẹp, vừa đối phó với lực lượng chức năng.
Do việc phát hiện và xử lý vi phạm về đội mũ kém chất lượng chủ yếu bằng trực quan nên hầu hết các đại biểu cho rằng, Ủy ban An toàn giao thông quốc gia cần phối hợp với Bộ Công an hướng dẫn chi tiết hơn về việc xử phạt hành vi đội mũ không phải mũ bảo hiểm cho người đi môtô, xe máy khi tham gia giao thông.
Các đại biểu kiến nghị Ủy ban Nhân dân thành phố tiếp tục chỉ đạo các cơ quan chức năng có liên quan, tăng cường công tác tuyên truyền và quản lý nhà nước về chất lượng mũ bảo hiểm trong năm 2014 và các năm tiếp theo.
Trong đó, quy định rõ trách nhiệm của từng sở, ngành, quận huyện trong công tác quản lý nhà nước liên quan đến vấn đề này; đề cao vai trò, trách nhiệm của Ủy ban Nhân dân quận, huyện đối với tình trạng mũ bảo hiểm bày bán trên lòng lề đường, vỉa hè hoặc kinh doanh mũ bảo hiểm nhưng không đăng ký giấy phép hoạt động.
Để giám sát thực hiện vấn đề này, ông Trần Quốc Hùng, Ủy viên chuyên trách Ban An toàn giao thông Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, đơn vị sẽ tổ chức chiến dịch tuyên truyền và đợt cao điểm kiểm tra xử lý vi phạm về sản xuất, kinh doanh và sử dụng mũ không phải mũ bảo hiểm cho người đi môtô, xe máy, xe đạp máy trên địa bàn.
Cụ thể, tổ chức tuyên truyền với chủ đề “Đội mũ bảo hiểm xe máy là bảo vệ chính mình” cao điểm từ 20/5 đến 19/6/2014 và duy trì thường xuyên sau đó; tổ chức ký cam kết sản xuất kinh doanh và sử dụng mũ bảo hiểm đúng quy chuẩn cho các đối tượng; tổ chức các điểm đổi mũ bảo hiểm đạt chuẩn có trợ giá vào giữa tháng 6 đến hết tháng 7/2014.
Từ ngày 15-30/6/2014 đối với các trường hợp đội mũ không phải mũ bảo hiểm cho người đi môtô, xe máy khi tham gia giao thông sẽ bị lực lượng chức năng yêu cầu dừng xe, tuyên truyền nhắc nhở; từ ngày 1/7 tới sẽ xử phạt theo Nghị định số 171/2013/NĐ-CP của Chính phủ.
Theo thống kê của Ban An toàn giao thông Thành phố Hồ Chí Minh, tính đến tháng 5/2014, thành phố quản lý trên 6 triệu xe môtô, xe máy. Sau khi Chính phủ có quy định bắt buộc người tham gia giao thông khi đi xe môtô, gắn máy phải đội mũ bảo hiểm, Thành phố Hồ Chí Minh được Ủy ban An toàn quốc gia đánh giá là một trong số ít địa phương trong cả nước chấp hành tốt nhất quy định đội mũ bảo hiểm, với tỷ lệ trung bình trên 90% người tham gia giao thông thực hiện đội mũ bảo hiểm.
Tuy nhiên, tỷ lệ trẻ em từ 6-14 tuổi đội mũ bảo hiểm chỉ chiếm khoảng 60-70% và tỷ lệ này càng thấp hơn đối với trẻ em có độ tuổi nhỏ dần.
Thống kê trong năm 2013, các vụ tai nạn giao thông đã khiến 764 người chết và 336 người bị thương; trong đó gần 65% các vụ tai nạn có liên quan đến mũ bảo hiểm, hầu hết trẻ em dưới 14 tuổi bị tai nạn giao thông là do ngồi trên xe máy…/.
Theo kế hoạch này, lực lượng chức năng sẽ xử phạt người đi xe máy đội mũ không đủ 3 bộ phận (gọi là 3 lớp), bao gồm vỏ mũ, lớp hấp thụ xung động (xốp) và quai mũ. Loại mũ này thường là bằng nhựa dạng mũ lưỡi trai, mũ cối... có thể nhận biết được bằng mắt thường.
Các trường hợp vi phạm sẽ bị lực lượng chức năng yêu cầu dừng xe, xử phạt theo Nghị định số 171/2013/NĐ-CP và giao nộp để tiêu hủy mũ không phải mũ bảo hiểm.
Nhiều đại biểu tham dự Hội thảo cho rằng, việc thực hiện theo kế hoạch này là cần thiết, bởi nếu chỉ dừng lại xử lý ở người sản xuất, kinh doanh các loại mũ bảo hiểm kém chất lượng sẽ không giải quyết triệt để được các vấn đề bất cập và tồn tại hiện nay.
Bên cạnh đó, một số người dân chỉ chú trọng việc chấp hành quy định đội mũ bảo hiểm khi lưu thông trên đường chứ chưa thật sự quan tâm đến chất lượng chiếc mũ bảo hiểm, một số người dân còn lựa chọn những chiếc mũ thời trang hình dạng giống mũ bảo hiểm để vừa làm đẹp, vừa đối phó với lực lượng chức năng.
Do việc phát hiện và xử lý vi phạm về đội mũ kém chất lượng chủ yếu bằng trực quan nên hầu hết các đại biểu cho rằng, Ủy ban An toàn giao thông quốc gia cần phối hợp với Bộ Công an hướng dẫn chi tiết hơn về việc xử phạt hành vi đội mũ không phải mũ bảo hiểm cho người đi môtô, xe máy khi tham gia giao thông.
Các đại biểu kiến nghị Ủy ban Nhân dân thành phố tiếp tục chỉ đạo các cơ quan chức năng có liên quan, tăng cường công tác tuyên truyền và quản lý nhà nước về chất lượng mũ bảo hiểm trong năm 2014 và các năm tiếp theo.
Trong đó, quy định rõ trách nhiệm của từng sở, ngành, quận huyện trong công tác quản lý nhà nước liên quan đến vấn đề này; đề cao vai trò, trách nhiệm của Ủy ban Nhân dân quận, huyện đối với tình trạng mũ bảo hiểm bày bán trên lòng lề đường, vỉa hè hoặc kinh doanh mũ bảo hiểm nhưng không đăng ký giấy phép hoạt động.
Để giám sát thực hiện vấn đề này, ông Trần Quốc Hùng, Ủy viên chuyên trách Ban An toàn giao thông Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, đơn vị sẽ tổ chức chiến dịch tuyên truyền và đợt cao điểm kiểm tra xử lý vi phạm về sản xuất, kinh doanh và sử dụng mũ không phải mũ bảo hiểm cho người đi môtô, xe máy, xe đạp máy trên địa bàn.
Cụ thể, tổ chức tuyên truyền với chủ đề “Đội mũ bảo hiểm xe máy là bảo vệ chính mình” cao điểm từ 20/5 đến 19/6/2014 và duy trì thường xuyên sau đó; tổ chức ký cam kết sản xuất kinh doanh và sử dụng mũ bảo hiểm đúng quy chuẩn cho các đối tượng; tổ chức các điểm đổi mũ bảo hiểm đạt chuẩn có trợ giá vào giữa tháng 6 đến hết tháng 7/2014.
Từ ngày 15-30/6/2014 đối với các trường hợp đội mũ không phải mũ bảo hiểm cho người đi môtô, xe máy khi tham gia giao thông sẽ bị lực lượng chức năng yêu cầu dừng xe, tuyên truyền nhắc nhở; từ ngày 1/7 tới sẽ xử phạt theo Nghị định số 171/2013/NĐ-CP của Chính phủ.
Theo thống kê của Ban An toàn giao thông Thành phố Hồ Chí Minh, tính đến tháng 5/2014, thành phố quản lý trên 6 triệu xe môtô, xe máy. Sau khi Chính phủ có quy định bắt buộc người tham gia giao thông khi đi xe môtô, gắn máy phải đội mũ bảo hiểm, Thành phố Hồ Chí Minh được Ủy ban An toàn quốc gia đánh giá là một trong số ít địa phương trong cả nước chấp hành tốt nhất quy định đội mũ bảo hiểm, với tỷ lệ trung bình trên 90% người tham gia giao thông thực hiện đội mũ bảo hiểm.
Tuy nhiên, tỷ lệ trẻ em từ 6-14 tuổi đội mũ bảo hiểm chỉ chiếm khoảng 60-70% và tỷ lệ này càng thấp hơn đối với trẻ em có độ tuổi nhỏ dần.
Thống kê trong năm 2013, các vụ tai nạn giao thông đã khiến 764 người chết và 336 người bị thương; trong đó gần 65% các vụ tai nạn có liên quan đến mũ bảo hiểm, hầu hết trẻ em dưới 14 tuổi bị tai nạn giao thông là do ngồi trên xe máy…/.
Theo H.CHUNG (TTXVN/VIETNAM+)