Quảng Nam cầu cứu Bộ Công Thương vì thiếu nước ngay giữa lũ

Sáng 10-12, ông Lê Trí Thanh (Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam) đã có công văn hỏa tốc gửi Bộ Công Thương chỉ đạo thực hiện vận hành tích nước các hồ chứa thủy điện trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn.

Theo ông Thanh, nhằm cải thiện nguồn nước tại các hồ chứa thủy điện Sông Tranh 2, A Vương, Sông Bung 4 và Đắk Mi 4 để phục vụ cấp nước sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp vùng hạ du sông Vu Gia - Thu Bồn năm 2019.

Ngày 16-11, UBND tỉnh Quảng Nam đã ban hành công văn yêu cầu các chủ đập thủy điện nói trên thực hiện vận hành tích nước cuối mùa .

TP Tam Kỳ chìm trong nước tuy nhiên thượng nguồn lại không mưa, thủy điện thiếu nước nghiêm trọng. Ảnh: THANH NHẬT

Tuy nhiên, trong thời gian qua (từ ngày 16-11 đến ngày 10-12-2018) các hồ thủy điện vẫn thực hiện vận hành xả nước qua phát điện theo yêu cầu huy động của Cục Điều tiết điện lực nên mực nước tại các hồ chứa không thể đạt mức nước quy định tại Phụ lục III - Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Vu Gia - Thu bồn được ban hành kèm theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Cụ thể, nguồn nước tại các hồ thủy điện lúc 7 giờ sáng 10-12 như sau:

Hồ Sông Tranh 2, mực nước hồ đạt cao trình 150.64 m/170.8 m, tương ứng dung tích hữu ích là 114,32 triệu m3, chiếm 26,27% so với dung tích theo quy trình, thiếu hụt 320,91 triệu m3.

Hồ A Vương, mực nước hồ đạt cao trình 341,25 m/375,5 m, tương ứng dung tích hữu ích là 5,31 triệu m3, chiếm 2,34% so với dung tích theo quy trình, thiếu hụt 221,64 triệu m3.

Sông Bung 4, mực nước hồ đạt cao trình 207,11 m/220,7 m, tương ứng dung tích hữu ích là 24,30 triệu m3, chiếm 11,80% so với dung tích theo quy trình, thiếu hụt 63,12 triệu m3

Đắk Mi 4, mực nước hồ đạt cao trình 247,78 m/254,7 m, tương ứng dung tích hữu ích là 61,24 triệu m3, chiếm 49,24% so với dung tích theo quy trình, thiếu hụt 63,12 triệu m3.

Quảng Nam gửi công văn khẩn xin Bộ Công Thương chỉ đạo bốn thủy điện tích nước và tách bốn thủy điện này ra khỏi thị trường phát điện. Ảnh: LÊ PHI

“Như vậy tính đến 7 giờ sáng cùng ngày (còn năm ngày nữa là đến thời hạn cuối của mùa lũ theo Quy trình 1537), tổng lượng nước thiếu hụt của bốn nhà máy thủy điện nói trên là 787,21 triệu m3. Đây là lượng nước thiếu hụt nghiêm trọng nhất từ trước đến nay. Vì vậy, để đảm bảo nguồn nước cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân vùng hạ du sông Vu Gia - Thu Bồn (Quảng Nam và Đà Nẵng) trong năm 2019 theo đúng quy định của Thủ tướng. UBND tỉnh Quảng Nam đề nghị Bộ Công Thương chỉ đạo Cục Điều tiết điện lực tách bốn nhà máy trên ra khỏi thị trường phát điện cạnh tranh để thực hiện tích nước hồ theo quy định của Quy trình 1537 của Thủ tướng” - ông Thanh cho hay.

Điều đặc biệt, việc thiếu nước tại các thủy điện trên lại đang đối nghịch với cảnh hạ du khu vực Quảng Nam - Đà Nẵng đang phải hứng chịu ngập lụt chưa từng có. Khu vực thượng nguồn hai địa phương này rất ít mưa, trong khi đó lượng mưa tại vùng hạ du lại lớn chưa từng có.

TP Đà Nẵng hai ngày qua chìm trong nước. Tại Quảng Nam, nhiều nơi cũng ngập sâu. TP Tam Kỳ chìm trong mưa lớn, dân nháo nhào chạy lũ.

Do ảnh hưởng của không khí lạnh kết hợp với nhiễu động trong đới gió Đông trên cao nên đêm qua, các tỉnh từ Thừa Thiên-Huế đến Bình Định tiếp tục có mưa to đến rất to với lượng mưa tính từ 19 giờ ngày 9-12 đến 7 giờ ngày 10-12 tại Huế 85 mm, A Lưới (Thừa Thiên-Huế) 100 mm, Đà Nẵng 152 mm, Tam Kỳ (Quảng Nam) 301 mm, Hoài Nhơn (Bình Định) 305 mm, An Nhơn (Bình Định) 163 mm. Dự báo ngày và đêm nay (10-12), các tỉnh từ Thừa Thiên-Huế đến Bình Định có mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến 100-150 mm, có nơi trên 200 mm. 

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Giá vé máy bay tăng cao, du lịch gặp khó

Giá vé máy bay tăng cao, du lịch gặp khó

(PLO)- Giá vé máy bay tăng cao khiến nhiều doanh nghiệp phải cơ cấu lại tour, trong khi không ít người dân quyết định không đi du lịch hoặc thay đổi hình thức di chuyển.

Kon Tum liên tục xảy ra động đất

Kon Tum liên tục xảy ra động đất

(PLO)- Từ ngày 16-3 đến nay, chỉ trong ba ngày, khu vực huyện Kon Plong đã xảy ra 12 trận động đất với độ lớn từ 2.6 đến 3.9 độ richter.

TP.HCM muốn giải phóng mặt bằng một số dự án khác nhanh như vành đai 3

TP.HCM muốn giải phóng mặt bằng một số dự án khác nhanh như vành đai 3

(PLO)- Nhằm áp dụng rộng rãi cho các dự án trọng điểm đang được thực hiện tại TP.HCM, UBND TP đề nghị Bộ Xây dựng xem xét, có ý kiến hướng dẫn việc thực hiện một số công việc trong quá trình chuẩn bị dự án, GPMB tương tự cơ chế như đã thực hiện với dự án đường vành đai 3.