Thi tiếng Hàn xuất ngoại vật vã hơn... thi đại học

Từ sáng sớm, nhiều người lao động (phần lớn là nông dân) đã có mặt tại điểm thi Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội và ĐH Lao động và Xã hội (Hà Nội) để dự thi tiếng Hàn Quốc.

Anh Nguyễn Văn Hùng, một nông dân đến từ Hà Tĩnh, cho biết sau khi Hàn Quốc tiếp nhận lại lao động Việt Nam anh đã đăng ký khóa học tiếng Hàn Quốc để dự thi, nhằm tìm kiếm cơ hội làm việc đất nước này.

“Với mức lương 25 triệu đồng/tháng thì không chỉ tôi mà nhiều người nông dân khác đều nỗ lực để mong được một suất sang Hàn Quốc làm việc. Đặc biệt khi ở Hà Tĩnh việc làm trở nên khó khăn sau sự cố môi trường biển…” - anh Hùng nói và đi nhanh vào phòng thi với vẻ mặt đầy quyết tâm.

Thí sinh nghe phổ biến quy chế thi tại Trường đại học Lao động và xã hội. Ảnh: VIẾT LONG
Thí sinh nghe phổ biến quy chế thi tại Trường ĐH Lao động và Xã hội. Ảnh: VIẾT LONG

Ghi nhận tại hội đồng thi cho thấy hầu hết thí sinh đều đến đúng giờ, tuy nhiên ở các điểm thi còn xuất hiện tình trạng thí sinh mang điện thoại, giấy tờ tùy thân không đúng quy định...

Ông Nguyễn Tiến Tùng, Chánh Thanh tra Bộ LĐ-TB&XH, cho biết ngay trong buổi sáng đầu tiên đã có một số thí sinh vẫn mang điện thoại di động được bọc trong giấy bạc, xăm cao su... nhưng đã bị phát hiện ngay sau khi đi qua cổng từ.

Thậm chí, tại điểm thi Trường ĐH Lao động và Xã hội có thí sinh bị phát hiện mang theo ba chiếc điện thoại di động, phía ngoài cổng trường còn có xuất hiện một số đối tượng ném điện thoại lên phòng thi cho thí sinh nhưng điện thoại bị rơi vỡ.

Thí sinh nghe phổ biến quy chế thi tại Trường đại học Lao động và xã hội. Ảnh: VIẾT LONG
Phát hiện một số thí sinh dùng giấy bạc bọc điện thoại để đưa vào phòng thi. Ảnh: VIẾT LONG

Theo ông Tùng, dù vẫn phát hiện thí sinh không tuân thủ quy định nhưng so với kỳ thi trước thì việc chấp hành các quy định của thí sinh trong kỳ thi này vẫn tốt hơn.

“Nguyên nhân là do sau năm năm mới tổ chức lại nên kỳ thi lần này được chuẩn bị tốt hơn, việc tuyên truyền rộng rãi hơn nên người dân có ý thức hơn khi tham gia kỳ thi” ông Nguyễn Tiến Tùng khẳng định.

Cũng theo ông Tùng, sáng nay tại Trường ĐH Lao động và xã hội có khoảng 10 thí sinh gặp vấn đề về giấy tờ tùy thân, chứng minh thư không có dấu nổi nhưng ban tổ chức đã cho các thí sinh viết giấy cam kết, sao lại chứng minh thư và vẫn cho thí sinh tiếp tục vào thi.

“Vì nhìn bằng mắt thường khó xác định được chính xác. Tuy nhiên, nếu sau kỳ thi phát hiện giấy tờ tùy thân giả sẽ hủy kết quả thi của thí sinh” - ông Nguyễn Tiến Tùng cho biết.

Ông Woo Bong-Wo, Cục trưởng Cục Nguồn nhân lực Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc, cho biết đề thi được in ở Hàn Quốc và được bảo quản tại Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam. Có khoảng 60 cán bộ và tình nguyện viên người Hàn Quốc tham gia vào kỳ thi này tại cả bốn điểm thi trên toàn quốc.

 

Tỉ lệ chọi cao

Kỳ thi tiếng Hàn Quốc lần thứ 11 diễn ra ba miền tại Hà Nội sẽ tổ chức thi tại Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội và ĐH Lao động xã hội, với trên 10.000 người lao động các tỉnh phía Bắc. Điểm thi TP Vinh (Nghệ An) sẽ tổ chức tại Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật Vinh, với trên 7.400 người lao động ở các tỉnh miền Trung. Tại TP.HCM sẽ được tổ chức tại Trường CĐ nghề kỹ thuật công nghiệp TP.HCM, với trên 3.100 người lao động ở các tỉnh phía Nam.

Kỳ thi sẽ chọn ra 2.100/21.622 người lao động. Như vậy, tỉ lệ chọi kỳ thi lần này là một chọi 10, cao hơn cả tỉ lệ... chọi thi ĐH.

Khi được chủ sử dụng lao động chọn, người lao động sẽ nhận được mức lương thấp nhất là 1.000 USD (tương đương 22-25 triệu đồng), mức thu nhập này chưa kể làm việc thêm ngoài giờ… Được biết kỳ thi sẽ diễn ra trong hai ngày (8-10 và 9-10).

Đừng bỏ lỡ

Bản tin trưa: Chạy đua cứu hộ nạn nhân động đất Myanmar; Bắt tài xế xe khách lao xuống vực ở đèo Bảo Lộc

Bản tin trưa: Chạy đua cứu hộ nạn nhân động đất Myanmar; Bắt tài xế xe khách lao xuống vực ở đèo Bảo Lộc

(PLO)- Động đất Myanmar: Chạy đua cứu người khi 'cánh cửa vàng' khép lại; Việt Nam cùng quốc tế chung tay hỗ trợ Myanmar khắc phục hậu quả động đất; Tạm giữ tài xế vụ xe khách lao xuống vực ở đèo Bảo Lộc; Cặp đôi nhiều lần trộm tiêu của người dân đang phơi đem bán; Bắt tài xế dùng gậy bóng chày đánh người chở bé gái đi học ở Bình Dương.

Đọc thêm

Linh mục Phêrô Phan Khắc Từ qua đời

Linh mục Phêrô Phan Khắc Từ qua đời

(PLO)- Linh mục Phêrô Phan Khắc Từ người có nhiều đóng góp trong việc vận động đồng bào Công giáo tham gia xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc và hoạt động từ thiện xã hội đã qua đời ở tuổi 89.

Những sơn nữ giữ rừng Trường Sơn

Những sơn nữ giữ rừng Trường SơnLENS

(PLO)- Hàng ngày, những người phụ nữ ở rừng Trường Sơn vượt suối, băng rừng đối diện với muôn vàn những khó khăn để giữ rừng được xanh tươi.

Thầy trò Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) trong một giờ thực hành tại trường. Ảnh: NHƯ QUỲNH

Trải thảm đỏ 'săn' giảng viên giỏi

(PLO)- Để thu hút giảng viên giỏi, nhiều trường ĐH công lập sẵn sàng thưởng ngay 100-500 triệu đồng cho ứng viên đặc biệt trúng tuyển, chi hàng chục tỉ đồng cho tiến sĩ mới làm nghiên cứu.

10.548 vận động viên chạy vì tầm vóc Việt tại S-Race Hà Tĩnh

10.548 vận động viên chạy vì tầm vóc Việt tại S-Race Hà Tĩnh

(PLO)- Giải chạy học sinh S-Race 2025 với thông điệp "Vì tầm vóc Việt" đã thu hút 10.548 vận động viên tham gia, trong đó có 4.283 vận động viên chạy tại Quảng trường Trần Phú (Hà Tĩnh) và 6.265 vận động viên chạy hưởng ứng tại 11 điểm hưởng ứng trên toàn tỉnh.

Người trẻ lan tỏa tinh thần yêu nước qua từng vật dụng

Người trẻ lan tỏa tinh thần yêu nước qua từng vật dụng

(PLO)- Việc lựa chọn những chiếc áo hay những vật dụng khác như ly nước, kẹp tóc in hình lá cờ Việt Nam không chỉ đơn thuần là  trào lưu của giới trẻ mà hơn cả, đó là cách mà các bạn trẻ muốn lan tỏa tinh thần yêu nước và lòng tự hào dân tộc.