10 "vua lục quân" trên thế giới: T-90 (Nga) – Nhỏ, nhưng có "võ"

Bản thân các MBT đã là một cỗ máy tinh vi kết hợp nhiều công nghệ phức tạp (luyện kim, điện tử…), kỹ nghệ chế tạo phức tạp, nên không phải quốc gia nào trên thế giới cũng có thể sở hữu.

Xin giới thiệu tới bạn đọc một số dòng MBT hàng đầu thế giới hiện nay:

2- T-90 (Nga) – Nhỏ, nhưng có "võ"  

Xuất hiện trong thời điểm Liên Xô đổ vỡ và việc duy trì cùng lúc hai dòng MBT (T-80 và T-72) trở nên tốn kém và không cần thiết, MBT T-90 được coi là “đứa con lai” của hai dòng tăng nổi tiếng nói trên. Bản thân MBT T-90 vẫn sử dụng kết cấu thân của MBT T-72, nhưng lại được trang bị bổ sung một số hệ thống vũ khí có trên T-80 và toàn bộ trang thiết bị trên xe được nâng cấp lên chuẩn mới.

Là sản phẩm do Cục Thiết kế Kartsev-Venediktov tại nhà máy  Uralvagonzavod ở Nizhny Tagil thiết kế từ năm 1992 với tên mã T-88, MBT T-90 có thể coi là phiên bản hiện đại hóa sâu của T-72 (T-72UD đổi tên). Việc T-90 ra đời một phần đáp ứng nhu cầu về MBT mới của quân đội Nga, xuất khẩu và là bước đệm để chờ sự xuất hiện của dòng MBT thế hệ kế tiếp (ban đầu là T-95 và hiện tại là Armata).

Nhỏ gọn, cơ động cao, hỏa lực mạnh - đó là những từ ngữ có thể nói về xe tăng T-90 của Nga. Phiên bản mới nhất của dòng xe tăng T-90 - T-90MS.
Nhỏ gọn, cơ động cao, hỏa lực mạnh - đó là những từ ngữ có thể nói về xe tăng T-90 của Nga. Phiên bản mới nhất của dòng xe tăng T-90 - T-90MS.
Nhỏ gọn, cơ động cao, hỏa lực mạnh - đó là những từ ngữ có thể nói về xe tăng T-90 của Nga. Phiên bản mới nhất của dòng xe tăng T-90 - T-90MS.
Nhỏ gọn, cơ động cao, hỏa lực mạnh - đó là những từ ngữ có thể nói về xe tăng T-90 của Nga. Phiên bản mới nhất của dòng xe tăng T-90 - T-90MS.

Nhỏ gọn, cơ động cao, hỏa lực mạnh - đó là những từ ngữ có thể nói về xe tăng T-90 của Nga.

Nhỏ gọn, cơ động cao, hỏa lực mạnh - đó là những từ ngữ có thể nói về xe tăng T-90 của Nga. Phiên bản mới nhất của dòng xe tăng T-90 - T-90MS.

Phiên bản mới nhất của dòng xe tăng T-90 - T-90MS.

Do chiến lược phát triển MBT của Nga, T-90 cũng như các dòng MBT của Liên xô trước đây đều có tổng trọng lượng không quá 50 tấn, nhỏ hơn đáng kể so với các dòng MBT của Phương Tây. Ưu thế này đảm bảo sức cơ động (tỷ khối công suất động cơ/trọng lượng xe cao) và kích cỡ xe nhỏ khó phát hiện trên chiến trường (chiều cao thân xe thấp) của T-90. Đặc điểm kỹ-chiến thuật của T-90 hoàn toàn phù hợp với khả năng tác chiến trên các bình nguyên rộng lớn ở châu Âu. Với trọng lượng nhẹ, tỷ khối mã lực/trọng lượng xe lớn, hỏa lực mạnh... T-90 thực sự là đối thủ xứng tầm với các dòng xe tăng phương Tây vốn nặng nề và chế tạo phức tạp.

Về kết cấu, do có kích thước nhỏ và trọng lượng nhẹ, MBT T-90 không thể trang bị các loại giáp hộp như MBT Phương Tây, nhưng để khắc phục, các nhà thiết kế Nga đã áp dụng việc trang bị modune giáp phản ứng nổ (ERA) và hệ thống gây nhiễu, phòng ngự chủ động (Shtora-1, Arena) trên xe tăng T-90.

Với trang bị ERA thế hệ 3 Kontakt-5 (phiên bản T-90AS đã được trang bị ERA thế hệ 4 Relikt), khả năng bảo vệ của T-90 tương đương 830 mm RHA đối với đạn xuyên dưới cỡ và khoảng 1.350 mm RHA đối với các loại đạn diệt tăng hóa năng. Ngoài ra, việc tấn công T-90 còn gặp khó khăn do hệ thống gây nhiễu quang điện Shtora-1 và hệ thống phòng ngự chủ động Arena. Khả năng ngụy trang của T-90 còn được cải thiện nhờ lớp vải ngụy trang Nakidka. Tuy nhiên, T-90 vẫn còn điểm yếu là việc kíp lái ngồi chung với khoang chứa đạn. Trong trường hợp xe bị bắn hạ, khoang đạn của T-90 rất dễ phát nổ giết chết toàn bộ tổ lái.

Hỏa lực chính của T-90 là pháo nòng trơn 125 mm 2A46M với các loại đạn xuyên dưới có cánh ổn định hướng (APFSDS), đạn xuyên hóa năng (HEAT-FS) và đạn phá mảnh (HE-FRAG). Điểm đặc biệt ở T-90 là việc xạ thủ có thể cài thông số về khoảng cách mục tiêu vào đạn phá mảnh để điều khiển thời gian nổ của quả đạn giúp nâng cao hiệu xuất diệt sinh lực địch. Ngoài ra, T-90 có thể sử dụng đạn tên lửa  bắn qua nòng  9M119M Refleks có thể tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách 100-6.000m với khả năng xuyên 950mm RHA. Đây là vũ khí “nối dài” giúp T-90 không chỉ bắn phương tiện cơ giới ở xa, mà còn cả các mục tiêu bay thấp (trực thăng) của đối phương. Hệ thống ổn định nòng pháo sử dụng 4 con quay hồi chuyển giúp T-90 có thể bắn trong lúc di chuyển.

Nhờ trang bị hệ thống nạp đạn tự động với 22 cơ số đạn trong băng giúp thời gian nạp đạn khoảng 5-8 giây/viên, giảm số lượng thành viên kíp lái của T-90 còn 3 người, tiết kiệm không gian trong khoang xe, mà vẫn đảm bảo tốc độ bắn cao.

Ngoài diệt bộ binh, T-90 được trang bị súng máy đồng trục 7,62mm với 7.000 cơ số đạn, súng máy phòng không 12,7mm Kord.

Hệ thống điều khiển hỏa lực trên T-90 đảm bảo cho kíp lái có thể phát hiện các mục tiêu cơ xe tăng ở khoảng cách 5-8km. Các thiết bị ngắm đa chế độ (quang ảnh, ảnh nhiệt…) cho phép xạ thủ và trưởng xe bám bắt mục tiêu và quyết định khai hỏa chính xác.

Đảm bảo khả năng cơ động cho T-90 là động cơ đa nhiên liệu Model 84 V-84 12 xy lanh (T-90 thế hệ đầu) cung cấp 840 mã lực, còn ở phiên bản T-90AS là động cơ V-96 công suất tới 1.250 mã lực đảm bảo cho “chiếc xe tăng nhỏ” này có thể cơ động với tốc độ 60-65 km/giờ trên đường và 45 km/giờ trong điều kiện dã chiến. Tầm hoạt động của T-90 có thể đạt tới 650km, nếu mang theo bình nhiên liệu phụ.

Giáp compusite (giáp liên hợp) trên xe tăng là gì?

Xuất phát điểm chính của giáp liên hợp là việc hạn chế của khối lượng xe tăng khi không thể tăng độ dày các lớp giáp thép liền khối trên xe và biến xe tăng thành một "con rùa" chậm chạp. Sự phát triển của vật liệu mới đã cho phép sản xuất các loại giáp liên hợp kết hợp giữa nhiều loại vật liệu như thép, gốm, vật liệu tinh thể... có sức bền vật liệu và khả năng bảo vệ tốt hơn thép nguyên khối. Trên các xe tăng chủ lực phương Tây như Challenger-2 (Anh), Leopard-2 (Đức), Leclerc (Pháp) hay Abrams của Mỹ sử dụng giáp "Chobham" - hỗn hợp giáp nhiều lớp, cấu tạo từ kim loại và các nguyên tố nhân tạo, bao gồm các lớp thép, gốm chịu nhiệt và các lớp hợp kim ghép lại với nhau. Giáp Chobham có khả năng vô hiệu hoá các loại đạn lõm, tên lửa chống tăng bằng kết cấu “tổ ong” làm luồng xuyên bị mất năng lượng và bị triệt tiêu. Đối với các loại đạn xuyên dưới cỡ, lợi dụng tính vô định hình của gốm và sự phân kỳ giữa các lớp vật liệu trong kết cấu giáp Chobham khiến thanh xuyên bị gẫy mất khả năng xuyên phá động năng.

Theo Tuấn Sơn tổng hợp (QDND)

(Còn nữa)

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm