Theo đó thí sinh bắt đầu xem điểm trên website: thi.moet.gov.vnvà của các trường đại học chủ trì cụm thi.
Ngoài việc các sở Giáo dục và Đào tạo gửi giấy báo điểm cho thí sinh theo địa chỉ thí sinh nộp hồ sơ dự thi, thí sinh có thể tra cứu kết quả thi tại các trang mạng sau:
- Bộ Giáo dục và Đào tạo: http://thi.moet.gov.vn
- Đại học Thái Nguyên: http://tuyensinh.tnu.edu.vn
Dành cho thí sinh thuộc các tỉnh: Hà Giang, Cao Bằng, Lai Châu, Lào Cai, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Yên Bái, Sơn La, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Bắc Giang, Điện Biên.
- Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội: http://thi.hust.edu.vnvà Trường Đại học Sư phạm Hà Nội: http://thpt2015.hnue.edu.vn
Dành cho thí sinh thuộc các tỉnh. thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hoà Bình, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình.
- Trường Đại học Vinh: diemthi.vinhuni.edu.vn
Dành cho thí sinh thuộc các tỉnh: Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị.
- Đại học Đà Nẵng: http://thi.ud.edu.vn
Dành cho thí sinh thuộc các tỉnh, thành phố: Đà Nẵng, Thừa Thiên -Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum, Bình Định, Gia Lai, Phú Yên, Đắk Lắk, Khánh Hoà, Lâm Đồng, Bình Phước, Đắk Nông.
- Trường Đại học Nông lâm TPHCM: http://ts.hcmuaf.edu.vnvà Trường Đại học Sư phạm TPHCM: http://tuyensinh.hcmup.edu.vn
Dành cho thí sinh thuộc các tỉnh, thành phố: Tp.Hồ Chí Minh, Bình Dương, Ninh Thuận, Tây Ninh, Bình Thuận, Đồng Nai, Long An, Bà Rịa-Vũng Tàu.
- Trường Đại học Cần Thơ: http://thidbscl.ctu.edu.vn
Dành cho thí sinh thuộc các tỉnh, thành phố: Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang, Kiên Giang, Cần Thơ, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Hậu Giang.
Thí sinh cũng có thể tra cứu điểm thi trên Báo Pháp luật TP.HCM tại địa chỉ phapluattp.vn
Theo Bộ GD&ĐT, việc phân vùng thí sinh để tra cứu điểm thi là tránh tình trạng nghẽn mạng khi có hàng triệu người cùng truy cập một lúc.
Sau khi kết quả thi được công bố, trước ngày 31-7, Hội đồng xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào sẽ họp thảo luận đưa ra nguyên tắc xác định ngưỡng điểm xét tuyển. Sau khi có ngưỡng xét tuyển, các trường ĐH-CĐ làm căn cứ thông báo điều kiện xét tuyển vào các khoa, ngành của trường.
Từ ngày 1-8 đến ngày 20-8, thí sinh bắt đầu nộp hồ sơ xét tuyển đợt 1 vào các trường ĐH-CĐ. Mỗi thí sinh có một giấy chứng nhận kết quả thi dùng để xét tuyển nguyện vọng một. Thí sinh chỉ được sử dụng giấy này để đăng ký vào một trường. Tuy nhiên, trong thời gian 20 ngày xét tuyển nguyện vọng một, thí sinh có thể điều chỉnh nguyện vọng đã đăng ký ở trường đó hoặc rút hồ sơ để đăng ký sang trường khác. Để tạo điều kiện cho người tham gia đăng ký xét tuyển, Bộ GD&ĐT khuyến khích các trường ĐH-CĐ cho các thí sinh thay đổi nguyện vọng xét tuyển theo hình thức trực tuyến. Bộ sẽ có phần mềm để thống nhất về quy trình. Điểm trúng tuyển nguyện vọng một sẽ được các trường công bố trước ngày 25-8. Thí sinh đã trúng tuyển nguyện vọng một, không được đăng ký ở các đợt xét tuyển nguyện vọng bổ sung. Sau khi kết thúc thời gian xét tuyển nguyện vọng một, sẽ có bốn đợt xét tuyển nguyện vọng bổ sung. Thí sinh có thể dùng đồng thời ba giấy chứng nhận kết quả thi dùng cho xét tuyển nguyện vọng bổ sung để đăng ký tối đa vào ba trường. Đợt một nhận hồ sơ từ 25-08 đến 15-9, công bố điểm chuẩn trước 20-9. Đợt hai nhận hồ sơ từ 20-9 đến 5-10, công bố điểm chuẩn trước 10-10. Đợt ba nhận hồ sơ từ 10-10 đến 25-10, công bố điểm trúng tuyển trước 31-10. Đợt bốn nhận hồ sơ từ 31-10 đến 15-11, công bố điểm trúng tuyển trước 20-11. Trong thời gian của từng đợt xét tuyển nguyện vọng bổ sung, thí sinh không được rút hồ sơ. Tuy nhiên, do có đến bốn đợt xét tuyển bổ sung nên sau mỗi đợt xét tuyển, nếu không trúng tuyển, thí sinh được rút hồ sơ để đăng ký xét tuyển trong đợt xét tuyển nguyện vọng bổ sung tiếp theo. Thí sinh đã trúng tuyển vào trường, không được tham gia xét tuyển ở đợt xét tuyển nguyện vọng bổ sung tiếp theo. |