19 ngày lang thang Việt Nam trên chiếc xe bán tải chạy dầu sẽ khám phá được những gì?

19 ngày lang thang Việt Nam trên chiếc xe bán tải chạy dầu sẽ khám phá được những gì?

(PLO)- Với chi phí chưa tới 30 triệu đồng, đôi bạn thân đã có chuyến đi lang thang khắp Việt Nam để khám phá nhiều hình ảnh đẹp của đất nước mình. 

Không có dự tính trước nhưng anh Nguyễn Đình Hoàng Khánh và Lâm Khánh Tài đã có 19 ngày “lang thang Việt Nam” một cách vui vẻ và khám phá nhiều mảnh đất của nước ta.

Trung tâm hành hương Đức Mẹ Trà Kiệu, Duy Xuyên, Quảng Nam. Ảnh: HK

Trung tâm hành hương Đức Mẹ Trà Kiệu, Duy Xuyên, Quảng Nam. Ảnh: HK

Anh Hoàng Khánh cho biết, anh không lên kế hoạch chi tiết cho chuyến đi, gần như là tự cân đối thời gian, địa điểm dựa trên tổng thời gian đi về 20 ngày vào đầu năm 2023 vừa qua.

Người bạn đồng hành của anh là chiếc Mitsubishi Triton AT 2019, với tổng số km đi được xấp xỉ là 5.000km. Và chi phí 2 anh bỏ ra khoảng hơn 27 triệu đồng.

Biển Hồ - Hồ T'Nưng, Pleiku, Gia Lai. Ảnh: HOÀNG KHÁNH
Biển Hồ - Hồ T'Nưng, Pleiku, Gia Lai. Ảnh: HOÀNG KHÁNH

“Tổng chi phí trên là kiểu chi tiêu không sang chảnh, nhưng cũng không tiết kiệm, nằm ở mức thoải mái, vừa phải. Địa phương có đặc sản gì thì ăn cái đó. Ngay cả xe cũng vậy, luật cho bao nhiêu thì chúng tôi chạy bấy nhiêu, chứ cũng không “rén” hay sợ hao dầu”- anh Khánh cho hay.

Đồng chè Biển Hồ, Chư Păh, Gia Lai. Ảnh: HOÀNG KHÁNH
Đồng chè Biển Hồ, Chư Păh, Gia Lai. Ảnh: HOÀNG KHÁNH

Vì trong chuyến đi này mục đích để trải nghiệm và lấy tư liệu nên nhóm của anh Khánh đã dừng dọc đường để quay, chụp khá nhiều, do đó tốn nhiều thời gian giữa các chặng.

Điểm đầu xuất phát của anh Khánh và anh Tài là từ Long Thành (Đồng Nai) và điểm cuối là vòng về TP.HCM, chủ yếu anh di chuyển bằng Quốc lộ 14 và Quốc lộ 1A.

Cầu treo ven đường Hồ Chí Minh từ Kon Tum đi Quảng Nam. Ảnh: HOÀNG KHÁNH
Cầu treo ven đường Hồ Chí Minh từ Kon Tum đi Quảng Nam. Ảnh: HOÀNG KHÁNH

Ngày 1: Long Thành – Buôn Ma Thuột với 340km; Ngày 2: Buôn Ma Thuột – Kon Tum với 225km. Ngày 3: Kon Tum – Đà Nẵng với 295km.

Ngày 4: Đà Nẵng – Hải Dương với 800km. “Đây là quãng đường chạy xuyên đêm duy nhất và cũng là chặng xa nhất trong hành trình. Hai người thay nhau chạy, người chạy người ngủ”- anh Khánh chia sẻ.

Tiếp theo đó, ngày 5: Hải Dương – Hải Phòng, Quảng Ninh với chặng đường lần lượt là 50km và 50km; Ngày 06: Hải Dương – Núi Yên Tử, Quảng Ninh với 70km. Ngày 7: Hải Dương – Hà Nội với 90km.

Các ngày sau đó, anh có ghé thăm Hà Nội, Chùa Tam Chúc, Tràng An, TP Vinh, Đà Nẵng, Hội An…

Người dân Hải Dương cấy lúa vào sáng sớm. Ảnh: HOÀNG KHÁNH

Người dân Hải Dương cấy lúa vào sáng sớm. Ảnh: HOÀNG KHÁNH

Đến ngày 13 nhóm của anh đi Hội An – Quy Nhơn với 295km. Ngày 15, 16, anh ghé Nha Trang, Đà Lạt. Sau đó chuyến đi kết thúc tại TP.HCM.

Chiếc xe đồng hành cùng Khánh và Tài được check in tại Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh. Ảnh: HOÀNG KHÁNH

Chiếc xe đồng hành cùng Khánh và Tài được check in tại Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh. Ảnh: HOÀNG KHÁNH

“Đây là lần đầu tôi “vác xe” chạy từ trong Nam ra Bắc, nên cũng nhiều bỡ ngỡ. Ở khu vực Tây Nguyên đường chất lượng tốt, nhất là các tuyến đường tránh TP, thị xã. Còn tại khu vực miền Trung như Quảng Bình đường chất lượng cực kỳ tốt, chạy không một chút gợn”- anh Khánh kể lại.

Hội Làng Nương Yên Tử, Quảng Ninh. Ảnh: HOÀNG KHÁNH
Hội Làng Nương Yên Tử, Quảng Ninh. Ảnh: HOÀNG KHÁNH

Anh Khánh cũng chia sẻ anh rất ấn tượng về cơ sở hạ tầng thì ngoài Bắc được đầu tư quá “khủng khiếp”, hệ thống cao tốc dày đặc, khả năng kết nối cao nên đi đâu cũng nhanh, tiện, chất lượng tốt, và nhiều làn để di chuyển.

“Phong cảnh Việt Nam mình đẹp là chuyện không phải bàn, càng đi càng thấy đẹp. Tôi nghĩ nếu có cơ hội thì mọi người nên làm một chuyến. Mỗi vùng sẽ có mỗi nét đẹp, văn hóa, phong cảnh và cả đặc sản riêng. Tôi ra Hà Nội trúng những ngày nồm, đi mới biết chứ trong Sài Gòn đâu có đâu”- anh Khánh cười bảo.

Những người phụ nữ lái đò ở Tràng An, Ninh Bình. Ảnh: HOÀNG KHÁNH

Những người phụ nữ lái đò ở Tràng An, Ninh Bình. Ảnh: HOÀNG KHÁNH

Anh Khánh cho biết thêm, trước khi bắt đầu chuyến đi, anh thay bộ lốp Kumho Road Venture AT 52 (4 cái với giá 12,4 triệu đồng), dù lốp đang đi thì vẫn có thể chạy tiếp được, nhưng để an toàn cho chặng hành trình dài nên anh đã thay thế.

Trên đường đi, anh cũng sử dụng 2 phần mềm chỉ đường là Vietmaps S2 và Google Maps. “Nhưng phải luôn chuẩn bị tâm thế rằng Vietmap là bộ phận hỗ trợ, không được ỉ lại, vì tôi thấy có khá nhiều biển báo bị thiếu hoặc chưa kịp cập nhật nên các tài xế cần lưu ý”- anh Khánh đưa ra lời khuyên.

Hầm chui cầu Trần Thị Lý, Đà Nẵng. Ảnh: HOÀNG KHÁNH
Hầm chui cầu Trần Thị Lý, Đà Nẵng. Ảnh: HOÀNG KHÁNH

Riêng về phần nhiên liệu, anh Hoàng Khánh cho biết gần như toàn bộ xe anh đều đổ 0.001s ở hệ thống Petrolimex và có thanh toán qua thẻ. Apps có tích điểm và trên đó thể hiện rõ được trạm xăng ở đâu, trạm có có dầu gì, nên rất tiện.

Cầu dẫn vào hầm Hải Vân và đèo Hải Vân.Lăng Cô, Huế. Ảnh: HOÀNG KHÁNH
Cầu dẫn vào hầm Hải Vân và đèo Hải Vân.Lăng Cô, Huế. Ảnh: HOÀNG KHÁNH

“Về phần khách sạn và ăn uống thì chúng tôi cũng chủ yếu xem các review trên một số trang mạng xã hội. Phần này có thể tùy vào sở thích và chi phí của từng người. Rất may là chúng tôi không gặp khó khăn gì và đã có một chuyến đi trải nghiệm 19 ngày thật thú vị”- anh Khánh nói thêm.

Đọc thêm