4 thay đổi quan trọng về BHYT có hiệu lực từ ngày 1-7

(PLO)- Sự điều chỉnh trong cải cách tiền lương từ ngày 1-7 dẫn đến một số thay đổi về chính sách, trong đó có BHYT.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Dưới đây là tổng hợp những điểm mới đáng chú ý về chính sách BHYT sẽ có hiệu lực từ 1-7-2024.

Thẻ BHYT được tích hợp vào thẻ căn cước

Theo quy định tại Điều 22 Luật Căn cước, thông tin thẻ BHYT sẽ được tích hợp vào thẻ căn cước cấp từ ngày 1-7-2024 theo đề nghị của người dân.

Việc sử dụng thông tin đã được tích hợp vào thẻ căn cước có giá trị tương đương như việc cung cấp thông tin hoặc sử dụng giấy tờ có chứa thông tin đó trong thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công, các giao dịch và hoạt động khác.

Theo đó, khi tích hợp thông tin thẻ BHYT vào thẻ căn cước, người dân có thể dùng thẻ căn cước để khám, chữa bệnh và thực hiện các thủ tục về BHYT.

Người dân được tích hợp thông tin thẻ BHYT vào thẻ căn cước khi có nhu cầu hoặc khi thực hiện việc cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước.

Việc khai thác thông tin thẻ BHYT tích hợp trong thẻ căn cước được thực hiện bằng cách sử dụng thiết bị chuyên dụng.

khám chữa bệnh BHYT ban đầu.jpg
Thông tin thẻ BHYT sẽ được tích hợp vào thẻ căn cước theo đề nghị của công dân. Ảnh: TT

Thay đổi mức đóng BHYT hộ gia đình, học sinh - sinh viên

Từ ngày 1-7-2024 sẽ có hướng dẫn mới về mức đóng và mức hưởng BHYT hộ gia đình, học sinh - sinh viên.

Theo đó, quy định mức đóng BHYT hộ gia đình theo tháng như sau:

- Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở

- Người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất

- Từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất

Đối với học sinh, sinh viên mức đóng BHYT hàng tháng bằng 4,5% mức lương cơ sở (ngân sách Nhà nước hỗ trợ 30%, học sinh - sinh viên tự đóng 70%).

Thay đổi mức đóng thẻ BHYT, mức hưởng chi phí khám chữa bệnh

Hiện nay, mức đóng BHYT được tính theo mức lương cơ sở. Người có thẻ BHYT khi đi khám chữa bệnh mà chi phí khám chữa bệnh với chi phí thấp hơn 15% mức lương cơ sở thì được BHYT trả 100% theo quy định tại Điều 14 Nghị định 146/2018.

Mức lương cơ sở đang áp dụng tại thời điểm này là 1,8 triệu đồng/tháng.

Tuy nhiên, theo Nghị quyết 104/2023/QH15, Quốc hội đã thông qua thời điểm thực hiện cải cách tiền lương, bãi bỏ chế độ tiền lương tính theo mức lương cơ sở từ ngày 1-7-2024.

Như vậy, kể từ thời điểm này, mức đóng BHYT và mức hưởng chi phí khám chữa bệnh có thể sẽ bị ảnh hưởng theo sự thay đổi của lương cơ sở.

Hiện nay, vẫn chưa có văn bản chính thức quy định mức đóng thẻ BHYT cụ thể từ ngày 1-7-2024.

Bổ sung đối tượng được hỗ trợ tiền đóng BHYT

Điều 32 Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở có hiệu lực từ 1-7-2024 bổ sung người tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở là đối tượng được Nhà nước hỗ trợ đóng BHYT.

Điều 23 Luật này cũng nêu rõ, người tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở được hưởng tiền hỗ trợ tiền đóng BHYT và BHXH tự nguyện theo mức do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định.

Điều 24 Luật này hướng dẫn thêm, khi người tham gia lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở bị ốm đau, bị tai nạn, chết, bị thương khi thực hiện nhiệm vụ đã tham gia BHYT và đủ điều kiện hưởng bảo hiểm thì được chi trả chế độ từ quỹ bảo hiểm theo quy định.

Người chưa tham gia BHYT mà bị ốm đau, bị tai nạn, bị thương thì được hỗ trợ thanh toán chi phí khám chữa bệnh.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm