Cách bảo quản thực phẩm an toàn trong dịp Tết

Dịp Tết mọi người có xu hướng mua nhiều thực phẩm hơn, nhưng nếu chúng ta bảo quản không đúng cách thực phẩm rất dễ bị hỏng. Theo thông tin từ Cục An toàn thực phẩm, để giúp bảo quản thực phẩm an toàn trong dịp Tết, chúng ta cần lưu ý những cách bảo quản dưới đây:

Thực phẩm cần phân loại trước khi bảo quản. Ảnh: NGUYÊN VÕ

Phân loại thực phẩm trước khi bỏ vào tủ lạnh

Thực phẩm khi mua về cần được chia ra làm 3 loại: thực phẩm sống, thực phẩm chín và thực phẩm đóng hộp. Sau đó, sẽ sắp xếp  ba loại thực phẩm này thành từng ngăn riêng biệt trong tủ lạnh.

Bảo quản thực phẩm sống:

Với thực phẩm sống từ thực vật như: rau, trái cây… nên cất tại ngăn dưới tủ lạnh, không nên để rau và trái cây ngay bên dưới ngăn đá vì chúng dễ bị dập. Cần sơ chế sạch sẽ và để thật ráo nước các loại thực vật, sau đó chia chúng ra túi hoặc hộp riêng. Những thực phẩm như: súp lơ, cà rốt, hành tây, hành lá,… nếu được bọc nylon sẽ giữ chúng tươi lâu hơn.

Với thực phẩm sống từ động vật như: thịt cá, gà, hải sản… nên sơ chế thật sạch và để ráo nước, sau đó chia thành từng phần. Ngoài ra, cần bọc thật kỹ thực phẩm và giữ trong ngăn đá tủ lạnh, để tránh tình trạng lây nhiễm vi khuẩn chéo từ thực phẩm sống sang thực phẩm chín.

Bảo quản thực phẩm chín:

Đối với các món từ gạo như bánh chưng, cần để nguội hẳn trước khi cho vào tủ lạnh, sau đó bọc kín và bảo quản ở ngăn mát của tủ lạnh.

Không được để thức ăn đã nấu chín chung với thực phẩm tươi sống để tránh lây nhiễm chéo vi khuẩn giữa các loại thực phẩm. Không nên để đồ hộp đã mở nắp trong tủ lạnh vì sẽ làm cho thức ăn chứa trong hộp bị nhiễm vị kim loại.

Bảo quản thực phẩm ăn sẵn, đóng hộp:

Đối với sữa, không nên để chung với các loại thực phẩm khác vì sữa rất dễ hấp thụ mùi. Nên bọc kín sữa và để ngăn cánh tủ lạnh, tách biệt với các ngăn khác.

Không nên sử dụng thực phẩm đã dự trữ quá lâu

Mỗi loại thực phẩm đều có hạn sử dụng riêng, chính vì vậy, cần dán nhãn hạn sử dụng lên từng loại thực phẩm để tránh xảy ra hiện tượng ngộ độc thực phẩm.

Điển hình, thịt gia cầm chưa nấu chín có thể bảo quản trong ngăn mát từ 1-2 ngày, bảo quản trong ngăn đông khoảng 9 tháng (đã cắt), 1 năm (nếu để nguyên con). Cá sống có thể để ngăn mát từ 1-2 ngày, bảo quản trong ngăn đông khoảng 6 tháng. Đối với thịt, gia cầm, cá đã nấu có thể bảo quản trong ngăn mát từ 3-4 ngày, bảo quản trong ngăn đông 2 tháng.

Thường xuyên vệ sinh tủ lạnh

Tủ lạnh là môi trường của rất nhiều vi khuẩn. Do đó, muốn giữ cho thực phẩm, đồ ăn luôn tươi ngon, ta cần thường xuyên lau và dọn tủ lạnh. Lưu ý, khi vệ sinh tủ lạnh, hãy nhớ rút phích cắm tủ lạnh và để tủ xả hơi lạnh trong một thời gian.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Những thực phẩm tưởng chừng vô hại nhưng đang tàn phá sức khỏe đường ruột của bạn

Những thực phẩm tưởng chừng vô hại nhưng đang tàn phá sức khỏe đường ruột của bạnInfographic

(PLO)- Sức khỏe đường ruột kém có thể dẫn đến một số vấn đề sức khỏe, bao gồm các vấn đề về dạ dày như đau dạ dày, mệt mỏi và thậm chí là các bệnh tự miễn. Một số loại thực phẩm mà bạn thường xuyên ăn, như đường bổ sung, đồ chiên,... có thể gây hại cho vi khuẩn đường ruột.

8 vật dụng nhà bếp tưởng ‘vô hại’ nhưng lại không tốt cho sức khỏe

8 vật dụng nhà bếp tưởng ‘vô hại’ nhưng lại không tốt cho sức khỏe Infographic

(PLO)- Trong căn bếp của mỗi gia đình, những vật dụng nhà bếp như nồi niêu, chảo, dao, thớt,... thường được coi là vô hại và luôn sẵn sàng phục vụ nhu cầu nấu nướng hàng ngày. Tuy nhiên, ít ai biết rằng chính những món đồ này có thể là nguồn gốc tiềm ẩn của các mối nguy hại đối với sức khỏe.

Ăn bao nhiêu cá ngừ đóng hộp là an toàn?

Ăn bao nhiêu cá ngừ đóng hộp là an toàn?

(PLO)- Các nhà nghiên cứu xét nghiệm 150 hộp cá ngừ đóng hộp được mua tại năm quốc gia và phát hiện chứa hàm lượng thủy ngân vượt quá mức khuyến nghị.