Ba hộ dân làm cầu tre dài nhất Việt Nam

Ngày đầu tháng 10, trong căn chòi nhỏ dựng bên cây cầu tre vắt vẻo bắc ngang sông Trường Giang, ông Phan Khâm (61 tuổi, xã Bình Dương, huyện Thăng Bình) chờ từng lượt khách qua để thu phí. Với 5.000 đồng một lượt xe máy, giữ cầu từ 3 giờ sáng đến 19 giờ tối mỗi ngày, ông Khâm thu về khoảng 300.000 đồng.

Ông Khâm kể bị ngăn cách bởi sông Trường Giang, trước đây người dân hai xã Bình Dương và Bình Giang (huyện Thăng Bình) phải qua lại bằng đò ngang hoặc đi vòng hàng chục cây số rất bất tiện. “Mùa nắng thì đi đò nhưng mùa mưa chẳng ai dám đi vì sợ lật. Chỉ cách mỗi con sông mà người dân phải đi vòng hàng chục cây số” - ông Khâm nói. Từ nhu cầu đó, năm 1996, ông cùng hai hộ dân xin phép huyện rồi chung tiền làm cầu tre để dân làng qua lại.

anhcau1-6598-1443861350.jpg

Dài 320 m, đây là cây cầu tre dài nhất Việt Nam. Ảnh:TIẾN HÙNG

Một tháng sau, cây cầu làm từ 2.000 cây tre, dài 320 m hoàn thành và được cho là cầu tre dài nhất Việt Nam. Nguyên liệu làm cầu được lựa chọn kỹ lưỡng, là những cây tre già, đặc ruột. Dây thép và lốp xe đạp được dùng để buộc các đoạn tre lại với nhau. Phần trụ cầu làm từ 600 cây tre, cắm xuống sông làm 2 hàng bắt chéo, tạo thành trụ đỡ. “Đoạn sông chỗ sâu nhất 5 m, vì vậy cây tre làm trụ phải chắc chắn và dài hơn 10 m. Vị trí cao nhất của cây cầu cách mặt nước khoảng 3 m, đủ để thuyền nhỏ qua lại dễ dàng” - ông Khâm cho hay.

Phần giữa cầu được thiết kế để có thể tháo dỡ dễ dàng mỗi khi có tàu, thuyền lớn qua lại hoặc đến mùa mưa bão. Theo ông Khâm, chi phí làm cầu năm 1996 tốn hơn 50 triệu đồng. Sau khi đưa vào sử dụng, xe máy qua đây phải đóng 1.500 đồng, xe đạp 800 đồng và đi bộ 500 đồng. Số tiền này bằng với giá qua lại đò ngang trước đó. “Hai năm đầu không phải đóng thuế, những năm sau đó mỗi tháng chúng tôi đều phải đóng vào ngân sách của xã” - ông Khâm nói.

Trận lũ năm 1999, gần như toàn bộ cầu bị cuốn trôi. Ba hộ dân phải bỏ tiền mua vật liệu, thuê người dựng lại, tuy nhiên lúc này giá cả tăng vọt nên chi phí làm cầu mất gần 150 triệu đồng. Theo họ, do phải đóng thuế cho chính quyền xã Bình Dương, chi phí mua vật liệu ngày càng đắt đỏ nên buộc phải tăng giá vé qua cầu. Tuy nhiên, sợ người dân phản ứng, ba hộ dân không dám tăng quá nhiều dẫn đến việc tiền thu về không đủ để sửa chữa. “Tre bị hỏng phải thay liên tục nhưng giá cây tre tăng nhanh. Thu tiền của dân làng mà không đảm bảo an toàn cho họ thì rất áy náy” - chủ cầu trăn trở nói.

anhcau2-4040-1443861350.jpg

Cầu được làm từ 2.000 cây tre bắc qua sông Trường Giang nối hai xã Bình Dương và Bình Giang. Ảnh:TIẾN HÙNG

“Mỗi tháng ba chủ cầu phải đóng cho xã 300.000 đồng, chúng tôi cũng không biết số tiền đó xã dùng làm gì” - ông Khâm nói và cho hay mãi đến năm 2011, khi chính quyền địa phương lập dự án nạo vét sông Trường Giang để tàu thuyền lớn qua lại thì xã mới ngừng thu thuế. Nạo vét sông đồng nghĩa với việc phải phá dỡ cây cầu nên xã mới không thu thuế. Sau đó dự án này không thực hiện được, việc thu thuế cũng được xã "quên" từ đó đến nay.

Hiện mỗi xe máy qua lại phải đóng phí 5.000 đồng, nếu chở thêm người thì đóng 6.000 hoặc 7.000 đồng, xe đạp 3.000 đồng và đi bộ 2.000 đồng. “Chúng tôi phải dậy từ sớm để ra thu phí vì sáng sớm mới nhiều người qua lại để buôn bán, mỗi ngày như vậy kiếm được gần 300.000 đồng, một tháng mỗi hộ được giữ 10 ngày nên thu về khoảng 3 triệu đồng. Mặc dù hiện nay không còn phải đóng thuế nhưng số tiền này chẳng đáng là bao khi liên tục phải mua nguyên vật liệu bảo dưỡng cầu” - vợ ông Khâm cho hay.

Làm nghề tiểu thương, hằng ngày bà Trần Thị Hường (45 tuổi, xã Bình Giang) qua lại cây cầu này đến bốn lượt để qua bên kia sông buôn bán, số tiền phí bà phải đóng là 20.000 đồng mỗi ngày. “Số tiền đó đối với người làm nghề buôn bán nhỏ như tôi là rất lớn nhưng họ bỏ tiền làm cầu nên thu phí như vậy cũng không trách được. Lẽ ra chính quyền phải hỗ trợ để họ có kinh phí sửa chữa, chúng tôi cũng an tâm mỗi khi qua lại” - bà Hường nói.

anhcau3-1609-1443861350.jpg

Hiện nay, mỗi lượt xe máy qua cầu phải đóng phí 5.000 đồng, xe đạp 3.000 đồng và đi bộ 2.000 đồng. Ảnh:TIẾN HÙNG

Theo người dân, trước đây trên sông Trường Giang đoạn qua các huyện Duy Xuyên và Thăng Bình có tám cầu tre được làm theo kiểu của ba hộ dân. Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân, trong đó có việc phải đóng thuế cho chính quyền nên những cây cầu lần lượt bị phá bỏ. Một trong số điểm cầu ngày xưa hiện đã được làm bằng bê tông, phần còn lại người dân phải đi vòng hoặc đò ngang.

Nhắc đến cây cầu tre, ông Cao Thành Phiện, Chủ tịch UBND xã Bình Dương, cho biết được sử dụng từ gần 20 năm nay nhưng may mắn chưa có vụ tai nạn nào xảy ra trên cây cầu này. Về việc thu thuế, do mới làm chủ tịch xã từ năm 2011 nên ông không nắm rõ số tiền thuế được thu dùng làm gì. “Sau khi tôi làm chủ tịch xã đã chỉ đạo không được thu thuế của chủ cầu” - ông Phiện nói.

Đừng bỏ lỡ

Bản tin trưa 17-2: Thi thể nữ giới dạt vào bờ biển Ninh Thuận; Chìm thuyền trên sông Gianh, 1 người tử vong

Bản tin trưa 17-2: Thi thể nữ giới dạt vào bờ biển Ninh Thuận; Chìm thuyền trên sông Gianh, 1 người tử vong

(PLO)- Bị phản ứng vì chọc ghẹo cô gái, quay qua đập phá quán ở Tân Bình, TP.HCM; Thi thể nữ giới dạt vào bờ biển Ninh Thuận; Chìm thuyền trên sông Gianh, 3 người kịp bơi vào bờ, 1 người tử vong; Bộ GD&ĐT: Bỏ xét tuyển sớm, công bố quy chế tuyển sinh trong tháng này; Nhận định diễn biến giá vàng thế giới sau làn sóng chốt lời.

Đọc thêm

 Bà Ly Sa trong cuộc vận động đồng bào dân tộc H’Mông xóa bỏ các hủ tục, trong đó có vấn nạn tảo hôn.

Cuộc chiến chấm dứt nạn tảo hôn

(PLO)- Cuộc chiến chấm dứt nạn tảo hôn là chìa khóa căn cơ để giải quyết hệ lụy là đói nghèo, trẻ em bỏ học, chất lượng dân số thấp kéo dài qua nhiều thập niên ở huyện Mường Lát (Thanh Hóa).
Ép con lấy chồng cận huyết

Ép con lấy chồng cận huyết

(PLO)- Tuổi 15, Sùng Thị Tú ở xã Trung Lý, huyện vùng cao biên giới Mường Lát (Thanh Hóa) đã bị chính mẹ ruột của mình ép lấy người cậu họ.
Tết tại bệnh viện dã chiến ở Nam Sudan

Tết tại bệnh viện dã chiến ở Nam Sudan

(PL)- Dù đón một cái Tết xa nhà nhưng bệnh viện dã chiến cấp 2 số 1 Việt Nam tại Nam Sudan cũng tổ chức nấu bánh chưng, trang trí mai, đào rộn ràng không khí Tết.
Đến Campuchia truy tìm MH370

Đến Campuchia truy tìm MH370

(PL)- Đội tìm kiếm người Anh nói rằng họ đã may mắn “thoát chết” trong quá trình tìm kiếm bất thành và sẽ trở về Anh hôm nay.
Phía sau 17.000 tỉ cho từ thiện của Châu Nhuận Phát

Phía sau 17.000 tỉ cho từ thiện của Châu Nhuận Phát

(PL)- Thiên vương điện ảnh nói sẽ tặng toàn bộ tài sản tương đương 17.000 tỉ đồng cho từ thiện vì: “Số tiền đó vốn không phải của chúng ta. Chúng ta đi vào thế giới này bằng hai bàn tay trắng và ra đi cũng như thế”.
Bán nhà, cưu mang con nuôi

Bán nhà, cưu mang con nuôi

(PL)- Hơn bốn năm nhận nuôi đứa trẻ mang căn bệnh quái ác, chị Trần Phương Lan đã đánh đổi gần như tất cả. Ngày 9-10 vừa qua, chị là một trong 10 nhân vật được UBND TP Hà Nội công nhận là “Công dân ưu tú thủ đô 2018”.
Mỹ-Anh-Pháp-Đức và khả năng đánh Syria

Mỹ-Anh-Pháp-Đức và khả năng đánh Syria

(PL)- Mỹ-Anh-Pháp-Đức bàn kế hoạch đánh Syria nếu nước này sử dụng vũ khí hóa học khi tấn công tổng lực tỉnh Idlib - cứ điểm cuối cùng của phe nổi dậy.
Jack Ma nghỉ hưu non đi làm giáo dục

Jack Ma nghỉ hưu non đi làm giáo dục

(PL)- Chủ tịch Tập đoàn Alibaba, tỉ phú Jack Ma, cho biết đang dành nhiều thời gian và tài sản hơn để làm từ thiện với mong muốn thành lập một quỹ từ thiện tập trung vào giáo dục.
Chạm mặt nhà vua giữa vùng biên giới

Chạm mặt nhà vua giữa vùng biên giới

(PL)- Trước khi gặp được những chiến binh săn đầu người, tôi đã chạm mặt nhà vua của bộ tộc Konyak trong “cung điện hoàng gia” nằm giữa hai nước Ấn Độ-Myanmar kỳ lạ, ngỡ ngàng…