Ám ảnh với những chiếc xe chở tôn trên đường

Mới đây (ngày 16 - 4), một vụ tai nạn thương tâm đã diễn ra tại huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai, khi một người đàn ông chạy xe máy do không chú ý đã đâm phải chiếc xe máy lôi chở các tấm tôn sắc khiến ông tử vong tại chỗ vì bị những tấm tôn cứa vào cổ, mặt. Điều đáng chú ý là chiếc xe chở tôn không được cảnh báo cũng như che chắn an toàn.

Cách đây mấy thập kỷ người ta từng bảo: “Ra đường sợ nhất công nông...”, thế nhưng theo tôi thì bây giờ ra đường có lẽ sợ nhất là... xe chở tôn, cũng như xe chở các loại vật liệu cồng kềnh. Trong mấy năm gần đây đã liên tiếp xảy ra các vụ tai nạn thương tâm có liên quan trực tiếp tới xe chở tôn, cũng như chuyên chở các vật liệu nguy hiểm khác như cọc tre, thép cây, kính, cây gỗ... Khi va chạm với xe chở tôn, chở vật liệu cồng kềnh nguy hiểm, thì hậu quả thương vong tới thân thể là vô cùng nặng nề.

Hiện trường vụ tai nạn thương tâm từ chiếc xe chở tôn khiến nạn nhân tử vong vừa xảy ra ở Đồng Nai

Ví dụ, một vụ tai nạn liên quan tới xe chở tôn xảy ra cách đây hơn một năm, vào tháng 1 năm 2018, tại tỉnh Quảng Nam, khi hai người đàn ông đi xe gắn máy đèo nhau đâm phải chiếc xe máy kéo theo xe bò chở tôn theo chiều ngược lại khiến một người chết, một người bị thương rất nặng. Hay như việc nghiêm trọng chết người từng gây xôn xao dư luận, xảy ra vào tháng 9 năm 2016, khi một một bé trai tầm 9 tuổi ở quận Hoàng Mai, Hà Nội đi xe đạp trên đường, do không để ý đã bị đâm vào chiếc xe chở tôn chạy phía trước, và bị tấm tôn cứa đứt cổ dẫn tới mất máu nhiều và tử vong sau đó.

Điều đó cho thấy sự nguy hiểm vẫn đang trực chờ gây tai họa cho người đi đường bởi cảnh sát giao thông cũng như các cơ quan chức năng vẫn còn thờ ơ, chưa quyết liệt trong việc ngăn cấm, xử phạt nặng tay đối với các loại xe kéo, xe tự chế chở tôn, vật liệu cồng kềnh nguy hiểm lưu thông trên đường.

Với riêng mình, bao nhiêu năm nay khi lưu thông trên đường phố (cả ở thành thị cũng như tại các vùng nông thôn) tôi từng bắt gặp rất nhiều các loại phương tiện chở vật liệu như tre, nứa, sắt cây, tấm tôn, gỗ tròn loại nhỏ... chạy bạt mạng, không hề có các dấu hiệu cảnh báo cho những người khác biết khi tham gia giao thông.

Một xe ba gác máy chở tôn, sắt quá khổ cho phép, không có dấu hiệu cảnh báo người đi đường. Ảnh: HTD

  Chính mắt tôi cũng đã từng trực tiếp nhìn thấy cảnh tượng mà mãi về sau luôn bị ám ảnh không nguôi. Chiếc xe cải tiến chở những chiếc cọc tre vót nhọn mà người ta mua về để gia cố móng xây nhà. Người chủ của chiếc xe chở cọc tre ấy đã dừng đỗ ở ven đường để nghỉ ngơi, và lúc này có một người đàn ông đi xe đạp cũng do mải nghĩ chuyện gì đó, không để ý đã tông vào chiếc xe chở cọc tre đó. Những chiếc cọc tre vót nhọn nhìn như những chiếc chông tua tủa ấy đã đâm vào chân, và cả tay của người đàn ông đi xe đạp, khiến ông ta ngã ra đường, máu chảy lênh láng. May thay là những chiếc cọc nhọn ấy chỉ đâm vào chân và tay, tạo nên những vết thương sâu hoắm ở phần cơ thể không quá nguy hiểm, chứ hôm đó mà cọc tre nhọn đâm vào bụng, vào phần ngực thì tính mạng của ông ta khó lòng được bảo toàn.

Qua liên tiếp các vụ xe chở tôn, chở vật liệu cồng kềnh nguy hiểm gây thương vong, chết người xảy ra trong những năm gần đây đã thực sự gióng lên hồi chuông báo động tới cảnh sát giao thông, các cơ quan chức năng trong vấn đề thực thi pháp luật thật nghiêm đối với các loại xe chuyên chở các loại vật liệu đặc biệt nguy hiểm trên đường phố  như đã nêu trên. 

 

Mức phạt hành chính quá nhẹ

Hành vi chở hàng cồng kềnh trên đường phố xảy ra hậu quả nghiêm trọng làm chết người thì bị xử lý hình sự nhưng nếu không xảy ra tai nạn thì cũng bị xử phạt vi phạm hành chính. Khoản 2 Điều 8 Nghị định 46/2016 quy định: Người ngồi trên xe đạp, xe đạp máy, người điều khiển xe thô sơ khác sẽ bị phạt tiền từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng khi có một trong các hành vi vi phạm sau đây: Xếp hàng hóa vượt quá giới hạn quy định, không bảo đảm an toàn, gây trở ngại giao thông, che khuất tầm nhìn của người điều khiển...

Đáng lưu ý là các xe chở những vật như tôn, tre, sắt…như đã nêu trên có khả năng tiềm ẩn tai nạn giao thông là rất lớn nhưng mức phạt hành chính như hiện nay là quá nhẹ, không đủ sức răn đe người vi phạm. Thiết nghĩ các nhà làm luật cần sửa đổi theo hướng tăng mức phạt hành chính cho hành vi này.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

thanh niên 18 tuổi nhảy sông tự tử

Vấn nạn livestream bất chấp hoàn cảnh!

(PLO)- Vừa qua vụ việc nam thanh niên 18 tuổi nhảy sông tự tử được bàn tán xôn xao trên nền tảng livestream. Hành động này được cho là thiếu tình người, gây bức xúc. Cần có giải pháp xử lý để loại trừ.

Thói ngụy biện

Thói ngụy biện

(PLO)- Trong tất cả mọi việc, chỉ có phản biện, tranh luận một cách chân thành, thẳng thắn mới là con đường chân chính hướng tới và đi tìm chân lý. Trên con đường ấy, thói ngụy biện cần phải được dẹp bỏ.

Nhân chuyện facebook sập: Nếu bạn từ bỏ mạng xã hội?

Nhân chuyện facebook sập: Nếu bạn từ bỏ mạng xã hội?

(PLO)- Ngày nay, công nghệ ngày càng phát triển nên mạng xã hội chiếm vị trí không nhỏ trong cuộc sống của mỗi người. Mạng xã hội mang đến niềm vui, giải tỏa căng thẳng nên không ít người “nghiện”. Vậy nếu bạn từ bỏ mạng xã hội thì điều gì sẽ xảy ra?