Mùa hè phải là mùa học bơi!

Hơn 2.000 trẻ em chết đuối mỗi năm là nỗi đau quá lớn, một thống kê đáng báo động. Đuối nước là hiểm họa khó lường, không loại trừ ai hay bất kỳ địa phương nào.

Nhiều người lớn đang vui cùng điểm số, danh hiệu học sinh (HS) giỏi, thành tích xuất sắc của con. Mùa hè nhưng nhiều trẻ em với thời khóa biểu học chẳng khác những ngày chính khóa. Vừa kết thúc năm học cũ, nhiều phụ huynh đã lên kế hoạch cho con học thêm, lo rằng nếu không học trước chương trình có thể thua sút so với bạn bè bước sang năm học mới.

HS rủ nhau đi chơi, đi tắm cũng là cách trải nghiệm nhưng nguy hiểm nếu thiếu kỹ năng xử lý những tình huống phát sinh hay bất ngờ. Đó còn là kỹ năng sinh tồn ở trẻ em.

Nhiều nước trên thế giới ngoài dạy bơi còn trang bị kỹ năng sinh tồn và phòng tránh đuối nước cho HS.

còn ở ta, chương trình phổ cập bơi cho HS các cấp đã được đưa vào nội dung chính khóa trong nhà trường từ nhiều năm nay nhưng hiệu quả chưa được như mong đợi, điển hình là trẻ em đuối nước không giảm. Biết rằng vẫn còn những trở ngại về kinh phí, cơ sở vật chất, nhân lực nên chưa thể đưa chương trình phổ cập bơi đến tất cả trường, nhất là ở nông thôn và vùng sâu, vùng xa. Tuy nhiên, dạy bơi cho tất cả trẻ em là chuyện cần kíp phải làm, càng sớm càng tốt.

Nên chăng đến hè, phụ huynh chúng ta thay đổi suy nghĩ cho con em mình vừa học vừa chơi như tham gia các lớp năng khiếu như thể thao bơi lội và rèn luyện kỹ năng xử lý tình huống trong môi trường nước. Đây là kỹ năng sinh tồn rất cần thiết ở một đất nước nhiều ao hồ, biển, sông như nước ta. Mùa hè phải là mùa học bơi của mọi nhà. Đừng để những chuyện đau lòng cứ liên tiếp xảy ra nữa!

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

thanh niên 18 tuổi nhảy sông tự tử

Vấn nạn livestream bất chấp hoàn cảnh!

(PLO)- Vừa qua vụ việc nam thanh niên 18 tuổi nhảy sông tự tử được bàn tán xôn xao trên nền tảng livestream. Hành động này được cho là thiếu tình người, gây bức xúc. Cần có giải pháp xử lý để loại trừ.

Thói ngụy biện

Thói ngụy biện

(PLO)- Trong tất cả mọi việc, chỉ có phản biện, tranh luận một cách chân thành, thẳng thắn mới là con đường chân chính hướng tới và đi tìm chân lý. Trên con đường ấy, thói ngụy biện cần phải được dẹp bỏ.

Nhân chuyện facebook sập: Nếu bạn từ bỏ mạng xã hội?

Nhân chuyện facebook sập: Nếu bạn từ bỏ mạng xã hội?

(PLO)- Ngày nay, công nghệ ngày càng phát triển nên mạng xã hội chiếm vị trí không nhỏ trong cuộc sống của mỗi người. Mạng xã hội mang đến niềm vui, giải tỏa căng thẳng nên không ít người “nghiện”. Vậy nếu bạn từ bỏ mạng xã hội thì điều gì sẽ xảy ra?