Vụ việc Đại uý Nguyễn Văn Lâm, cán bộ Công an xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, Hà Nội đứng nhìn người dân là nam tài xế đang vật lộn với tên cướp trong trạng thái đã bị tên cướp này đâm trước đó khiến dư luận không khỏi bức xúc với thái độ thờ ơ, vô cảm của một chiến sĩ trong nghành Công an nhân dân.
Đa phần bạn đọc đều cho rằng hình thức kỷ luật cảnh cáo và điều chuyển công tác là còn quá nhẹ so với hành động của đại uý công an này đã làm. Chúng tôi xin giới thiệu một số các bình luận của bạn đọc đã gửi đến PLO.
- Kỷ luật như vậy thì quá nhẹ. Nếu là tôi thì tôi cũng sẵn sàng lao vào tiếp ứng vây bắt tội phạm chứ chưa nói đến một đại úy công an nhân dân, cần phải đưa ra khỏi nghành mới phải - bạn đọc Nguyễn Xuân, Quách Văn Giáp...
- Cho ra khỏi ngành chứ điều chuyển gì nữa!. Cho ra khỏi ngành đi chớ điều chuyển làm gì ...- các bạn đọc Phan Văn Tư, Dân, Duong Vuong...
- Công an đứng nhìn tài xế bị thương vật lộn với cướp mà chỉ bị kỷ luật cảnh cáo và điều chuyển từ xã lên huyện thì có ý nghĩa gì, làm mất mặt hình ảnh của người công an quá. Không xứng đáng là công an nữa. Công an thì phải "vì dân phục vụ" nhất là trong tình huống đó - bạn đọc Phan Thanh Ngọc.
- Theo tôi nên cho đồng chí này ra khỏi ngành, người ta là dân thường còn nhảy vào giúp khống chế. Anh thân là sĩ quan công an cấp bậc đại uý thì trước phải nhảy vào khống chế tên cướp chứ. Phải chi có mười tên cướp thì anh không chống nổi mới gọi chi viện liền, đằng này chỉ có một tên cướp - bạn đọc Trần Lan.
- Anh ta không làm tròn trách nhiệm, không nghiêm túc làm theo lời Bác Hồ dạy. Cách hành xử của anh ta đã làm xấu đi hành ảnh của công an nhân dân - bạn đọc KinhVan1950
- Xin hỏi nếu như anh tài xế taxi lúc đó yếu hơn tên cướp thì hậu quả như thế nào? Ngành công an nên có biện pháp kiên quyết hơn để lấy lại hình ảnh người công an nhân dân - bạn đọc Nguyen Dong.
- Không xứng đáng làm công an nhân dân Việt Nam - Bạn đọc Trần Quốc Tuấn.
- Nếu suy nghĩ đơn giản về công an, người ta luôn nghỉ là bảo vệ dân, trấn áp tội phạm,... Thế nhưng việc thờ ơ một cách lạnh lùng của một sĩ quan công an khi đứng nhìn người dân đang vật lộn với tên cướp có vũ khí thì khó có thể chấp nhận. Cảnh cáo và lại điều chuyển công tác đến đội Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp là quá nhẹ!. Thiết nghĩ với việc để mặt người dân phải vật lộn tên cướp với mình đầy máu me mà không có sự can thiệp, hỗ trợ nào thì đúng ra phải kỷ luật bằng hình thức giáng cấp hàm, cảnh cáo toàn ngành chứ. Còn nếu nặng hơn thì cho ra khỏi ngành - Bạn đọc VH.
- Hãy điều chuyển viên đại úy này ra khỏi ngành. Đây là mức kỷ luật tối thiểu dân có thể chấp nhận -Bạn đọc Tam Canh.
(PLO)- Bản tin trưa 2-4: Đoàn cứu nạn Bộ Công an ở Myanmar đưa thêm 1 thi thể nạn nhân ra ngoài; Hàng loạt phòng khám đa khoa của người Trung Quốc sử dụng giấy tờ giả.
(PLO)- Những chuyện bi hài xoay quanh việc phân định chó của ai, tình làng xóm bị chia rẽ,... vẫn luôn tiếp diễn nếu tình trạng nuôi chó thả rông không được quản lý, kiểm soát chặt chẽ.
(PLO)- Việc lực lượng chức năng nhanh chóng vào cuộc, điều tra xử lý các vụ việc bạo lực nơi công cộng xứng đáng nhận được sự hoan nghênh, vinh danh của cộng đồng xã hội.
(PLO)- Việc công an khởi tố vụ án đánh ghen tại Cần Thơ là lời cảnh tỉnh cho những chị em khác khi gặp tình huống tương tự cần chọn cách thức phản ứng đúng luật.
(PLO)- Cần kịp thời khen thưởng, biểu dương các cá nhân có hành động đẹp, can ngăn bạo lực, hỗ trợ người bị nạn; đồng thời xử lý mạnh tay đối với hành vi bạo lực nơi công cộng.
(PLO)- Bạn đọc rất ủng hộ quy định kiểm định khí thải xe máy để chống ô nhiễm môi trường, tuy nhiên cũng tỏ ra lo ngại vì sợ tình trạng ùn tắc ở cơ quan đăng kiểm.
(PLO)- Bạn đọc ủng hộ việc chi hỗ trợ người cung cấp thông tin phản ánh vi phạm giao thông, đồng thời đưa ra các giải pháp khắc phục những vướng mắc có thể xảy ra khi thực hiện.
(PLO)- Bạn đọc cho rằng việc khởi tố chủ nuôi chó tội vô ý làm chết người như Công an huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc đã làm là đúng, là cần thiết để bảo vệ sự an toàn cho cộng đồng, đồng thời răn đe người khác.
(PLO)- Dù được xem là khu đô thị đại học nhưng cơ sở hạ tầng giao thông tại khu vực Đại học Quốc gia TP.HCM còn nhiều bất cập khiến sinh viên bức xúc khi mãi vẫn chưa thấy giải pháp khắc phục.
(PLO)- Trên một số tuyến đường, công viên, điểm du lịch của TP Vũng Tàu, một số nhà vệ sinh công cộng xuống cấp khiến du khách, người dân e ngại khi sử dụng.