Ông Võ Văn Ba, Phó Trưởng phòng Dịch vụ khách hàng - Công ty Cổ phần Cấp nước Chợ Lớn (cấp nước cho nhiều khu dân cư cũ lẫn khu dân cư mới), cho hay chỉ tính trong sáu tháng đầu năm 2017 trên địa bàn cấp nước của công ty có hơn 500 trường hợp tiền nước tăng bất thường. Nguyên nhân chủ yếu là do rò rỉ, xì bể đường ống sau đồng hồ nước mà nhiều trường hợp không thể ngờ tới.
Choáng váng với lượng nước tăng
Có không ít vụ khách hàng tranh cãi với nhân viên cấp nước do không hiểu được vì sao tiền nước lại tăng cao như thế. “Nhiều trường hợp trung bình mỗi tháng khách hàng chỉ đóng vài trăm ngàn đồng nhưng sau đó bất ngờ tăng lên hàng chục triệu đồng. Mới đây, có vụ tiền nước một tháng của một hộ dân lên đến gần 40 triệu đồng nên họ rất ngạc nhiên. chúng tôi phải cho người xuống kiểm tra, tìm và chỉ rõ nguyên nhân, khách hàng mới tâm phục khẩu phục” - ông Ba nói.
Ông Ba cho biết các tình huống rò rỉ, xì bể đường ống nước trong nhà dân do đường ống chôn dưới đất nên người dân khó phát hiện. Song trên thực tế còn có nhiều tình huống gây thất thoát nước khó ngờ. “Mới đây, có một trường hợp ở địa bàn quận 6, khi tiền nước bất ngờ tăng lên mấy chục triệu đồng, khách hàng không chịu thanh toán vì cho rằng nguyên nhân là do đồng hồ chạy nhanh chứ trong nhà họ không có bất cứ sự cố nào gây thất thoát nước. Phải mất ba lần xuống kiểm tra, chúng tôi mới phát hiện nguyên nhân là do đáy bể chứa nước trong tầng hầm nhà dân bị hư, lượng nước thấm xuống đất rất lớn” - ông Ba kể lại.
Khi lắp đường ống nước nên thi công cẩn trọng để tránh ống bị xì bể ngầm, khó phát hiện. Ảnh: KB
Ít ngờ nhất: Kẹt phao
Phó giám đốc kỹ thuật của một công ty cấp nước cho biết thêm: Một trong các nguyên nhân gây thất thoát nước trong nhà dân ít ngờ nhất, đó là kẹt phao. “Có nhiều dạng kẹt phao. Ví dụ như phao trong bồn nước trên sân thượng bị kẹt, nước trào lên rồi bám theo tường chảy xuống đất. Thường ban ngày áp lực nước yếu nên nước không tràn nhưng ban đêm áp lực nước tăng nên nước mới tràn. Những trường hợp này người dân rất khó phát hiện. Ngoài ra, cũng cẩn thận với cần gạt nước ở bồn cầu trong nhà vệ sinh. Vị trí này nếu bị kẹt thì nước cũng trào lên rồi chảy ngược xuống sàn. Do nước chảy âm ỉ nên rất khó phát hiện nhưng lượng nước thất thoát cũng rất lớn” - vị này giải thích.
Bà Lê Thị Thanh Tâm, Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Cấp nước Chợ Lớn, cho biết những sự cố rò rỉ sau đồng hồ nước thì khách hàng phải chịu trách nhiệm. Đối với những trường hợp nếu người dân nghi ngờ đồng hồ nước chạy nhanh thì có thể yêu cầu đưa đi kiểm định chất lượng. Nếu kết quả kiểm định đồng hồ bình thường thì chi phí này khách hàng phải trả. Ngược lại, đồng hồ chạy nhanh thì công ty cấp nước trả tiền kiểm định đồng thời khấu trừ tiền nước tính dư đồng hồ chạy nhanh.
Không dùng nên khóa đồng hồ nước Nếu khách hàng không sử dụng nước thường xuyên thì nên đóng van ngay phía sau đồng hồ để tránh thất thoát. Đối với những trường hợp nhà bỏ không ở một thời gian dài, tốt nhất khách hàng nên báo với công ty cấp nước để tiến hành khóa niêm phong đồng hồ nước, khi nào sử dụng lại thì công ty sẽ mở ra. Chi phí để thực hiện dịch vụ này chỉ vài trăm ngàn đồng. Trên thực tế, hai đối tượng khách hàng này thường bị thất thoát nước với số lượng lớn. Bà LÊ THỊ THANH TÂM,Phó Giám đốc với những địa bàn có nhiều nhà xây dựng lâu năm, đường ống nước đã cũ, các thiết bị sử dụng nước cũng cũ thì việc thất thoát nước thường xảy ra nhiều hơn những khu vực khác. Còn những địa bàn xây dựng mới, khu nào nhà ít kiên cố hơn thì tỉ lệ thất thoát sau đồng hồ cũng thường cao hơn. Ông TRẦN HỮU NĂM, |