Dù đang yêu nhau hay đã trở thành vợ chồng, việc sử dụng và phân chia các khoản chi vẫn luôn là điều hai người cần lưu tâm để tránh gây mâu thuẫn hay mắc mứu về sau.
1. Rõ ràng về tiền bạc ngay từ ngày đầu tiên: Ngày hẹn hò đầu tiên cũng là cơ hội tốt nhất để xem xét phản ứng của đối phương với tiền bạc. Cách dễ nhất là bạn tự khơi gợi câu chuyện về hóa đơn của cuộc hẹn một cách tự tin và hài hước. Dù rất nhiều người "tránh né" chủ đề này, mặc định rằng việc trả tiền là của đàn ông, cách đối xử và tư duy với hóa đơn của cuộc hẹn đầu cũng tạo nên ấn tượng, cảm xúc đầu tiên và lâu dài trong mỗi người. Cách ứng xử trong lúc này cũng cho biết hai người có phù hợp với nhau hay không.
2. Tìm ra cách để chia sẻ tài chính: Dù thu nhập của hai người có chênh lệch bao nhiêu, tài chính trong nhà do ai làm chủ, các cặp vợ chồng nên dành thời gian để quyết định cách thức chi trả, sử dụng tiền trong gia đình, không nên tự quyết một mình. Thu nhập chênh lệch có thể gây ra vấn đề nếu hai người chưa thảo luận kỹ với nhau để tạo cảm giác công bằng. Các khoản đóng góp cho ngân quỹ gia đình cần được thống nhất đầy đủ, không nên để bạn đời "tùy hỉ" góp theo ý muốn.
Nên dành thời gian để bàn bạc cách thức chi trả. Ảnh minh họa
3. Luôn tìm cách thảo luận: Hãy nói điều bạn mong muốn khi có vấn đề xảy ra. Bạn không nên lo sợ tìm cách tự gánh vác hoặc chi trả một mình, vì điều này chỉ gây hậu quả lớn hơn. Điều cần thiết là sự đồng tình. Một kế hoạch rõ ràng, các khoản chi tiêu minh bạch và các cuộc thảo luận tiền bạc có thể xây dựng được niềm tin và sự gắn bó lớn lao giữa vợ chồng.
6. Không dùng tình cảm đổi lấy tiền: Dù đời sống tình cảm của vợ chồng thực sự sẽ lung lay khi có quá nhiều vấn đề tiền bạc chưa được giải quyết, gây ra quá nhiều tổn thương và bực dọc, không nên đem chuyện tiền bạc vào phòng ngủ. Một số người cảm thấy mình không có tiếng nói về tài chính gia đình, nơi duy nhất cho họ cảm giác "quyền lực" là phòng ngủ. Chỉ khi thẳng thắn bàn bạc và giải quyết xong vấn đề tài chính, bạn mới cảm thấy mình được tôn trọng, tin tưởng thực sự.
7. Hiểu rằng mỗi người sử dụng tiền khác nhau: Mỗi người đều có thói quen sử dụng tiền bạc khác nhau và bạn cần hiểu những điểm khác biệt này ở bạn đời. Hiểu về tính cách bạn đời, cách sử dụng tiền của họ cũng khiến bạn hiểu được động cơ khiến họ tiêu xài và cách họ làm ra tiền. Từ đó, bạn có thể tìm cách thích ứng hoặc chuyển đổi cách giải quyết phù hợp hơn để ngân quỹ gia đình được bền vững chắc chắn hơn. Một người có thói quen chi tiêu hào phóng có thể khiến bạn đời có tính tiết kiệm hơn bực bội nhưng nếu có thể chuyển những khoản chi tiêu này vào những mục có ích hơn mà cả hai đều cảm thấy hài lòng, vấn đề có thể được giải quyết.