Bí quyết sử dụng tủ lạnh hiệu quả vào mùa nắng nóng

Theo Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, tủ lạnh không phải là cánh cửa thần kỳ để ngăn chặn sự sinh sôi và phát triển của vi khuẩn. Thức ăn cho vào tủ lạnh nếu không đúng cách và bảo quản với thời gian không hợp lý vẫn có thể gây các bệnh về đường tiêu hóa. Thậm chí thực phẩm trong tủ lạnh còn có thể bị nhiễm khuẩn nhiễm độc khi dự trữ sai cách.

Theo đó Cục chỉ ra những dịch bệnh đường tiêu hóa, và các vi khuẩn như tả, lỵ... vào mùa hè - thu đều chịu lạnh giỏi. Ở nhiệt độ lạnh tới -18 độ C vi khuẩn thương hàn vẫn sống được 6 tháng, tụ cầu vàng sống được 5 tháng. Còn ở nhiệt độ lạnh -6 độ C thì sau 90 ngày các vi khuẩn tả, thương hàn, lỵ trực khuẩn, tục cầu vàng... vẫn tiếp tục tồn tại.

Tủ lạnh không phải là "cánh cửa thần kỳ" để bảo quản thực phẩm tươi ngon tuyệt đối và tránh vi khuẩn gây hại xâm nhập. Ảnh: Internet

VFA cho biết trong tủ lạnh kể cả ở ngăn đông, vi khuẩn không chết mà chỉ phát triển chậm lại hoặc ngừng phát triển, độc tố của chúng cũng không bị phá hủy. Thực tế chúng chỉ tạm thời "ngủ yên", đợi khi ra khỏi tủ lạnh gặp điều kiện nhiệt độ bình thường trong nhà ở hoặc nhiệt độ của cơ thể con người, sẽ trở lại phát triển và hoạt động bình thường.

"Như vậy, nếu thức ăn trước khi cho vào tủ lạnh đã có vấn đề (thức ăn nấu sẵn đã bị nhiễm khuẩn, thịt, cá, trứng.. không phải là loại thật tươi, sữa đã có vi khuẩn có hại…) thì nhiệt độ của tủ lạnh cũng không thể diệt được vi khuẩn và độc tố của chúng có sẵn trong thực phẩm. Khi chúng ta ăn những thực phẩm ấy bị bệnh là chuyện tất nhiên", VFA thông tin.

Do vậy, cần sử dụng nhiệt kế tủ lạnh, đặt nó trong phần ấm nhất của tủ lạnh, và kiểm tra nhiệt độ không khí sau 24 giờ. Thực phẩm nên được bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ ít nhất 37 ºF tức hơn 2 độ C hoặc thấp hơn để tránh vi khuẩn phát triển. Nếu nhiệt độ không khí cho thấy cao hơn 2,5 độ C hãy điều chỉnh điều khiển làm mát của tủ lạnh cho phù hợp. Đôi khi nhiệt độ tủ lạnh vẫn chính xác nhưng cảm giác lại nóng hơn mức bình thường vì lượng thực phẩm chứa trong tủ quá nhiều hoặc vì lưu trữ thực phẩm nóng, hay chúng ta mở tủ quá lâu...

Ngoài ra theo trang Allpartsforahappyhome, để sử dụng tủ lạnh hiệu quả trong mùa nắng nóng, người tiêu dùng cần hạn chế việc mở cửa tủ lạnh khi không cần thiết. Kiểm tra gioăng của cửa ngăn lạnh hoặc ngăn đá để đảm bảo chúng vẫn nguyên vẹn và không để thoát hơi lạnh ra ngoài. 

Trang này cũng cho hay, để tủ lạnh hoạt động hiệu quả nên đặt tủ lạnh ở nơi mát nhất trong nhà, đừng đặt quá gần tường, tránh xa những thiết bị tỏa nhiệt như lò nướng hay lò vi sóng. Tủ lạnh đặt ở những nơi bí, nóng như gara chẳng hạn, sẽ rất nhanh hỏng.

Không đặt thức ăn, đồ uống nóng vào tủ lạnh vì vừa ảnh hưởng tới chất lượng thức ăn và hiệu quả hoạt động của tủ lạnh. Ngoài ra cần đậy kín thức ăn khi cất trữ để tránh lây nhiễm chéo với thực phẩm khác, và gây mùi cho tủ lạnh.

Các bà nội trợ cũng không chất tủ lạnh quá đầy. Vì khi thức ăn để quá nhiều trong tủ, không khí lạnh sẽ không lưu thông để bảo quản thức ăn an toàn, tủ phải hoạt động nhiều hơn để duy trì nhiệt độ tủ lạnh gây tiêu hao năng lượng điện.

Vệ sinh tủ lạnh là điều nên làm để đảm bảo vệ sinh và an toàn khi lưu trữ thực phẩm. Ảnh: Internet

Ngoài những lưu ý trên, các chuyên gia về an toàn thực phẩm cũng lưu ý việc vệ sinh tủ lạnh là hết sức cần thiết. Việc này vừa đảm bảo vệ sinh cho tủ mà còn giúp giàn nóng của tủ lạnh không bị hỏng. Ngoài ra, cần luôn đảm bảo cài đặt thiết bị ổn định điện áp cho tủ lạnh. Việc này rất dễ và thiết bị này sẽ cứu bạn khỏi nhiều tai họa về lâu dài. 

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm